Phá sản là hiện tượng khá phổ biến; là hệ quả tất yếu của quá trình cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế. Khi không thể cạnh tranh; các chủ thể kinh doanh sẽ chấm dứt hoạt động thông qua thủ tục giải thể hoặc phá sản. Tuy nhiên, đối với phá sản; hậu quả pháp lý mà nó để lại cho các chủ nợ, cho các bạn hàng; cho người lao động và các chủ thể có liên quan nhiều khi khá nặng nề. Bên cạnh những vãn đề liên quan đến điều kiện mở thủ tục phá sản; Một vấn đề khác có liên quan được các doanh nghiệp, hợp tác xã quan tâm đến khi thực hiện thủ tục phá sản là thẩm quyền giải quyết việc phá sản thuộc về cơ quan nào?
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi xin đưa ra một số quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết việc phá sản như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khái niệm phá sản
Thông qua tìm hiểu, ta có thể thấy rằng, phá sản được nhìn nhận dưới hai góc độ:
- Dưới góc độ kinh tế: thuật ngữ “phá sản” bắt nguồn từ chữ “ruin” trong tiếng Latinh; có nghĩa là “sự khánh tận”. Khái niệm này dùng để chỉ sự mất cân đối giữa thu và chi của chủ thể kinh doanh; mà biểu hiện trực tiếp của sự mất cân đối ấy là tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Như vậy, khi nói đến một chủ thể kinh doanh bị phá sản; dưới góc độ kinh tế, có thể hiểu rằng chủ thể kinh doanh đó làm ăn thua lỗ; tạo ra những khoản nợ mà không thể chi trả được.
- Dưới góc độ pháp lý: phá sản được nhìn nhận là một trình tự, thủ tục tố tụng; là toàn bộ các bước, các giai đoạn của việc giải quyết yếu cầu tuyên bố phá sản đối với chủ thể mắc nợ.
- Theo Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014: Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán nợ và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Như vậy, một doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ bị coi là doanh nghiệp, hợp tác xã đó không có khả năng thanh toán nợ và bị Tòa án ra quyết định phá sản.
Đối tượng áp dụng của Luật Phá sản
- Theo Điều 2 Luật Phá sản năm 2014: đối tượng áp dụng của Luật Phá sản là doanh nghiệp và hợp tác xã; liên hiệp hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp, hợp tác xã có thể hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế; từ công nghiệp, xây dựng, vận tải, thương mại, dịch vụ,…khi lâm vào tình trạng phá sản sẽ giải quyết theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Phá sản.
- Chủ thể không thuộc đối tượng áp dụng của Luật Phá sản là hộ kinh doanh. Đây là chủ thể kinh doanh không có tư cách doanh nghiệp mà kinh doanh với tư cách cá nhân; vì thế không thuộc đối tượng áp dụng của Luật Phá sản.
- Khi kinh doanh thua lỗ, cá nhân, nhóm người hoặc hộ gia đình chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho đế hết nợ.
Thẩm quyền giải quyết việc phá sản theo quy định của pháp luật
Theo Điều 8 Luật Phá sản năm 2014, cơ quan có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là Tòa án. Cụ thể:
TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (TAND cấp tỉnh)
Tòa án này có thẩm quyền giải quyết việc phá sản; đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đã đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:
- Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia phá sản ở nước ngoài.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán nợ có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán nợ có bất động sản ở nhiều quận, huện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau.
- Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh mà TAND cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.
TAND cấp huyện, Tòa án sơ thẩm khu vực (nếu có)
- Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc phá sản không thuộc quy định trên đối với doanh nghiệp; hợp tác xã có trụ sở chính tại địa hạt tư pháp của Tòa án nhân dân đó.
- Đại diện cho Tòa án giải quyết phá sản là Thẩm phán tiến hành phá sản. Thẩm phán có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 9 Luật Phá sản.
- Bên cạnh thẩm phán, còn có cá nhân, tổ chức hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản. Đó là quản tài viên và Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Có thể bạn quan tâm
- Người lao động có được yêu cầu công ty phá sản do nợ lương?
- Chưa trả hết nợ có được giải thể công ty ? Chọn giải thể hay phá sản?
- Điều kiện và thủ tục phá sản doanh nghiệp
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về thẩm quyền giải quyết phá sản theo quy định của Luật Phá sản năm 2014. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề thắc mắc, vui lòng liên hệ luatsux: 0833 102 102
Câu hỏi có liên quan
Theo Khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014: Mất khả năng thanh toán nợ là tình trạng doanh nghiệp, hợp tác xã không thanh toán được khoản nợ đến hạn. Khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán nợ; doanh nghiệp, hợp tác xã đó sẽ bị giải quyết theo thủ tục phá sản. Đây là căn cứ để Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản.
Theo Luật Hợp tác xã năm 2012, hợp tác xã được xác định nghĩa là “tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu; có tư cách pháp nhân” chứ không được gọi là doanh nghiệp. Sở dĩ như vậy là do doanh nghiệp và hợp tác xã có những điểm khác biệt về bản chất.
Luật Phá sản 2014 ra đời sau khi Luật Hợp tác xã 2012 đã ra đời; và có hiệu lực pháp luật; áp dụng đối với các loại hình doanh nghiệp và hợp tác xã khi lâm vào tình trạng phá sản. Nếu Luật Phá sản năm 2014 chỉ quy định đối tượng áp dụng là doanh nghiệp; thì sẽ bỏ sót một chủ thể kinh doanh chiếm số lượng đông đảo; giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Luật Phá sản năm 2014; Các loại hình doanh nghiệp được hành nghề quản lý; thanh lý tài sản bao gồm: Công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.