Chào Luật sư, hiện nay quy định về việc xin nghỉ ốm như thế nào? Tôi có làm vị trí nhân viên bán hàng tại một công ty sản xuất hàng may mặc xuất khẩu sang Hàn Quốc. Thông thường thì mỗi tháng tôi sẽ được nghỉ 4 ngày nhưng không được nghỉ vào ngày cuối tuần. Vào chủ nhật tuần này thì tôi có bị bệnh nên xin nghỉ ở nhà. Sau đó thì bên nhân sự có yêu cầu tôi cung cấp giấy xin nghỉ ốm theo quy định. Tôi trước nay cũng không thường xin nghỉ nên không biết thủ tục, trình tự thực hiện việc xin giấy hiện nay được thực hiện như thế nào. Tôi có hỏi những chị em đồng nghiệp thân thiết nhưng họ cũng không rõ vấn đề này. Không biết Chủ nhật có xin giấy nghỉ ốm được không theo quy định? Mong được Luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề trên. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư X. Với câu hỏi “Chủ nhật có xin giấy nghỉ ốm được không?” chúng tôi xin tư vấn đến bạn nội dung như sau:
Ngày nghỉ hằng tuần là gì?
Hiện nay khi làm việc, hầu hết thời gian trong ngày người lao động đã dành để đóng góp giá trị, cống hiến cho công ty. Do đó Luật lao động đã quy định về ngày nghỉ hằng tuần để đảm bảo họ có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng sau một tuần dài làm việc đầy mệt mỏi. Cụ thể thì ngày nghỉ hằng tuần hiện nay được Luật quy định như sau:
Dựa trên quy định của khoản 2 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 về nghỉ hằng tuần, ta có các điểm cần lưu ý sau đây:
– Người lao động được quyền nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục mỗi tuần. Trong trường hợp đặc biệt khi chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, người sử dụng lao động có trách nhiệm đảm bảo người lao động được nghỉ ít nhất 4 ngày tính trung bình trong một tháng.
– Người sử dụng lao động có quyền tự quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc một ngày khác trong tuần, nhưng điều này phải được ghi vào nội quy lao động.
– Trong trường hợp ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này, người lao động sẽ được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Do đó, theo quy định này, người sử dụng lao động có quyền tự chọn ngày nghỉ hằng tuần, không nhất thiết phải là ngày Chủ nhật, mà có thể là một ngày khác trong tuần, tuy nhiên, điều này phải được ghi vào nội quy lao động.
Ngày nghỉ hằng tuần của công ty có bắt buộc phải là ngày Chủ nhật không?
Ngày nghỉ hằng tuần đã trở thành quy định của Luật và áp dụng cho tất cả nhân viên. Tùy theo mỗi quy định của công ty mà nhân viên sẽ được nghỉ vào các ngày cuối tuần hoặc các ngày trong tuần một cách linh hoạt. Điều đó cũng có nghĩa rằng Chủ nhật không phải là ngày nghỉ bắt buộc của tất cả các công ty hiện nay. Cụ thể vấn đề này như sau:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo quy định trên thì người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
Như vậy ngày nghỉ hằng tuần của công ty không bắt buộc phải là ngày Chủ nhật, có thể chọn một ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
Người lao động nghỉ ốm đau vào ngày nghỉ hằng tuần thì giải quyết thế nào?
Người lao động hiện nay nếu như nghỉ ốm đau sẽ được hưởng những chính sách, đãi ngộ về nghỉ ốm đau theo quy định tại Luật lao động năm 2019. Đặc biệt, có một số trường hợp thì người lao động nghỉ ốm đau vào ngày nghỉ hằng tuần thì cách giải quyết của các công ty, tổ chức được chúng tôi tư vấn bên dưới đây như sau:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Thời gian hưởng chế độ ốm đau
- Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
…
Theo quy định trên thì đối với chế độ ốm đau cho người lao động bị ốm đau thông thường chỉ tính những ngày làm việc.
Về bản chất thì ngày nghỉ hằng tuần phải được quy định trong nội quy lao động và đây là ngày nghỉ cố định (căn cứ Điều 111 Bộ luật Lao động 2019).
Việc công ty hoán đổi ngày nghỉ là do quyết định nhất thời của công ty còn về quy định thì ngày Chủ nhật mới là ngày nghỉ hằng tuần.
Do đó, nếu người lao động nghỉ vào ngày 28/08 (ngày Chủ nhật) thì vẫn được xem là nghỉ vào ngày nghỉ hằng tuần của công ty.
Nên công ty không thể làm hồ sơ để yêu cầu cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán chế độ ốm đau cho người lao động được.
Chủ nhật có xin giấy nghỉ ốm được không theo quy định?
Thông thường thì hầu hết các ngày cuối tuần, đặc biệt là ngày chủ nhật thì các cơ quan sẽ không làm việc. Chỉ có các cơ sở dịch vụ, giải trí thì sẽ hoạt động. Hiện nay có rất nhiều bạn đọc thắc mắc việc chủ nhật có xin giấy nghỉ ốm được không. Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất, chúng tôi xin tư vấn đến bạn đọc nội dung này như sau:
Tại Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 2/7/2015 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính; Khoản 10 Điều 27 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định cơ sở y tế có thể tổ chức hoạt động khám, chữa bệnh BHYT vào ngày nghỉ, ngày lễ nhưng phải thông báo cho tổ chức BHXH để bổ sung vào hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh, đồng thời phải bảo đảm về nhân lực, điều kiện chuyên môn trước khi thực hiện khám, chữa bệnh vào ngày nghỉ, ngày lễ.
Do đó, nếu cơ sở nơi người lao động khám bệnh, chữa bệnh có thực hiện đăng ký khám, chữa bệnh vào ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định nêu trên thì Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH được cấp đối với người lao động vẫn có giá trị làm căn cứ để xem xét giải quyết hưởng chế độ BHXH.
Tại Khoản 1 Điều 25 Luật BHXH năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động đang tham gia BHXH là: Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Tại Khoản 1 Điều 26 Luật BHXH năm 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần, cụ thể như sau:
– Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
– Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
Tại Khoản 2 Điều 111 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
Căn cứ các quy định nêu trên, việc giải quyết hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động phụ thuộc vào thời gian điều trị theo chỉ định của y, bác sĩ ghi trên Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH và thời gian người lao động thực tế nghỉ việc tại đơn vị do ốm đau. Nếu ngày thứ 7, Chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần của đơn vị nơi người lao động làm việc, người lao động nghỉ việc do ốm đau thông thường trùng với những ngày này thì không được giải quyết hưởng chế độ ốm đau.
Khuyến Nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chủ nhật có xin giấy nghỉ ốm được không theo quy định?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như lệ phí khởi kiện tranh chấp đất đai …. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn giao thông gồm những gì?
- Chế độ hưởng BHXH khi bị tai nạn giao thông như thế nào?
- Người bị tai nạn giao thông có quyền giữ xe gây tại nạn không
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, để được hưởng chế độ ốm đau, người lao động phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
– Trường hợp thứ nhất, người lao động bị ốm đau hoặc tai nạn không liên quan đến lao động, hoặc tái phát bệnh do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, và phải nghỉ việc. Đồng thời, cần có xác nhận từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
– Trường hợp thứ hai, người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau, và cần có xác nhận từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
– Trường hợp thứ ba, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con và thuộc một trong hai trường hợp trên.
– Người lao động bị ốm đau hoặc tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy.
– Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Người lao động bị ốm đau hoặc tai nạn không liên quan đến lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm cho người lao động được quy định theo các điểm a, b, c, d và h của khoản 1 Điều 2 Luật này. Thời gian này được tính dựa trên số ngày làm việc, không tính các ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hằng tuần.