Do người nhận cầm cố chiếm hữu tài sản cầm cố trong một thời hạn nhất định. Nên có thể xảy ra các sự cố như tài sản bị hư hỏng, làm mất, thất lạc. Vậy pháp luật quy định như thế nào bồi thường thiệt hại khi tài sản cầm cố hư hỏng, thất lạc? Trong nội dung bài tư vấn này, Phòng tư vấn Luật dân sư của Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Cầm cố tài sản là gì?
Căn cứ Điều 309 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 309. Cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Như vậy, cầm cố tài sản đều là kết quả của sự thoả thuận từ hai phía. Với mục đích bên có nghĩa vụ hoặc người thứ ba phải bằng tài sản của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ đó trước bên có quyền.
Theo đó, bên nhận cầm cố là bên nhận tài sản từ bên cầm cố đã bảo đảm cho quyền và lợi ích của mình trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ nghĩa vụ.
Còn bên cầm cố là bên phải giao tài sản để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. Thông thường, bên cầm cố là bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp.
Bên nhận cầm cố phải bồi thường thiệt hại khi tài sản cầm cố bị hư hỏng
Tại khoản 1 Điều 313 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Điều 313. Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố
1. Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.
Như vậy, do người nhận cầm cố chiếm hữu tài sản cầm cố trong một thời hạn nhất định. Nên họ có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản trong suốt thời gian chiếm hữu.
Nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố. Mức bồi thường thiệt hại căn cứ vào mức độ lỗi của các bên. Người cấm cố làm hư hỏng tài sản không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Mức bồi thường thiệt hại khi tài sản cầm cố bị hư hỏng
Căn cứ Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 quy định:.
+ Tài sản cầm cố bị hư hỏng phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.
Bồi thường toàn bộ được hiểu là thiệt hại xảy ra bao nhiêu thì phải được bồi thường bấy nhiêu. Đối với trường hợp bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Tuy nhiên, thiệt hại xảy ra trên thực tế có được bồi thường toàn bộ hay không, còn phụ thuộc vào rất nhiều yêu tố như: người bị thiệt hại có đưa ra được đầy đủ chứng cứ chứng minh cho tất cả các loại thiệt hại không; người bị thiệt hại có lỗi đối với thiệt hại xảy ra với mình không;…
+ Pháp luật cho phép các bên tự thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại khi tài sản cầm cố bị hư hỏng.
Trường hợp hai bên không thể thương lượng, thỏa thuận được thì bên bị thiệt hại, hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác; thay đổi mức bồi thường.
+ Trường hợp giảm mức bồi thường
Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Và bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường; nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn; hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Hình thức, phương thức bồi thường thiệt hại khi tài sản cầm cố bị hư hỏng
Pháp luật cho phép các bên tự thỏa thuận về hình thức, phương thức bồi thường thiệt hại khi tài sản cầm cố bị hư hỏng.
Các bên có thể thỏa thuận bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc. Phương thức bồi thường một lần, hoặc nhiều lần. Nếu mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế, hai bên không thể thương lượng, thỏa thuận được thì bên bị thiệt hại, hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Cầm đồ tài sản không chính chủ sẽ bị xử lý như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 588 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Căn cứ Điều 300 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
Trước khi xử lý tài sản cầm cố, bên nhận cầm cố phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản cho bên cầm cố.
Đối với tài sản cầm cố có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận cầm cố có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên cầm cố về việc xử lý tài sản đó.
Căn cứ Điều 312 Bộ luật dân sự 2015 quy định quyền của bên cầm cố như sau:
+ Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
+ Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
+ Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.
+ Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.