Vấn đề tài sản của vợ chồng tại mỗi gia đình; luôn là một vấn đề khá khó khăn và phức tạp. Đặc biệt là ở tại mỗi gia đình; mà người vợ hoặc người chồng ở đó lại bị mất năng lực hành vi dân sự. Vậy pháp luật quy định về tài sản của vợ chồng trong trường hợp này như thế nào? Vợ mất năng lực hành vi dân sự chồng tự bán tài sản được không? Hãy cùng với Luật sư X tìm hiểu rõ về vấn đề này!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Năng lực hành vi dân sự
Người chỉ được coi là bị mất năng lực hành vi dân sự; khi có quyết định tuyên bố của Tòa án. Khi một cá nhân đã bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự; thì không thể tự mình tham gia các giao dịch dân sự; mà bắt buộc phải được thực hiện bởi người giám hộ hợp pháp của người này.
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của người mất năng lực hành vi dân sự; cũng như tránh trường hợp người giám hộ lợi dụng; việc người mất năng lực hành vi dân sự thì các giao dịch dân sự; về tài sản của người mất năng lực hành vi dân sự chỉ được thực hiện; vì lợi ích của người đó và cần có sự đồng ý của người giám sát.
Các giao dịch về việc tặng cho tài sản của người mất năng lực hành vi dân sự cho người khác hay việc chuyển giao quyền sở hữu giữa người giám hộ và người được giám hộ bị vô hiệu.
Quy định về tài sản chung của vợ chồng
Tại điều 33 luật hôn nhân và gia đình 2014; quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:
“Điều 33
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Như vậy, ở trên liệt kê những tài sản chung của vợ chồng, và theo quy định hiện hành thì tài sản chung thuộc sở hữu của cả vợ và chồng, do đó quyền định đoạt phải có sự thống nhất của cả hai.
Chồng là người giám hộ khi vợ mất năng lực hành vi dân sự
Người mất năng lực hành vi dân sự được quy định là trường hợp được giám hộ theo Điều 47 Bộ luật dân sự 2015.
Khi đó người chồng sẽ là người giám hộ đương nhiên của vợ theo Khoản 1 Điều 53 Bộ luật dân sự 2015. Tuy nhiên người chồng cần đáp ứng đủ điều kiện của người giám hộ theo Điều 49 Bộ luật dân sự 2015.
Chồng tự bán tài sản khi vợ bị mất năng lực hành vi dân sự được không?
Căn cứ Điều 59 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:
“Điều 59. Quản lý tài sản của người được giám hộ
1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.“
Như vậy, người chồng được bán tài sản nếu việc bán tài sản là vì lợi ích của người vợ. Tuy nhiên đối với tài sản có giá trị lớn việc bán tài sản phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ như đã nêu trên, sau khi người giám sát đã thực hiện đăng ký tại UBND cấp xã nơi cư trú của người vợ.
Liên hệ Luật Sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về; “Chồng tự bán tài sản khi vợ bị mất năng lực hành vi dân sự được không?” Nếu có bất kì thắc mắc nào về các vấn đề pháp lý có liên quan; hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0833.102.102
Xem thêm:
- Vợ mất năng lực hành vi dân sự chồng tự bán tài sản được không?
- Mất năng lực hành vi dân sự có được kết hôn không?
- Tranh chấp tài sản vợ chồng: Chồng đi sống với người khác rồi về đòi chia tài sản
Câu hỏi thường gặp
Thứ nhất, về độ tuổi kết hôn: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
Thứ hai, về ý chí: Hai bên nam nữ tự nguyện quyết định. Họ nhận thức được quyết định của mình; và mong muốn làm được điều đó mà không chịu sự tác động hay cưỡng ép từ bất kì người nào khác.
Thứ ba, không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn như: Kết hôn giả tạo; tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn. Người đang có vợ hoặc có chồng chung sống như vợ chồng với người khác.
Người mất năng lực hành vi dân sự là người mắc bệnh tâm thần; hoặc các bệnh khác dẫn đến không thể nhận thức, làm chủ được hành vi. Thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan; hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần
Pháp luật không cho phép những người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn. Bởi vì mục đích của hôn nhân chính là xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, nếu những người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn sẽ không đảm bảo được mục đích của hôn nhân.