Hiện nay, việc phát sinh các khoản nợ riêng của chồng là rất phổ biến. Điều này làm người vợ phải lúng túng và không biết cách xử lý. Trên thực tế, đa số các cặp vợ chồng không thỏa thuận với nhau về chế độ tài sản mà sau khi kết hôn, chế độ tài sản đã tự động xác lập theo quy định của pháp luật. Tương tự như tài sản chung, các khoản nợ của vợ/chồng cũng được coi là nợ chung. Tất nhiên, không phải tất cả các khoản nợ phát sinh trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng đều là nợ chung. Vậy chế độ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân như thế nào? Chồng nợ nần vợ phải làm sao? Giải quyết nợ nần ngay trong đơn ly hôn ra sao? Sau khi ly hôn có phải cùng nhau trả nợ nữa không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu câu trả lời chi tiết và cụ thể qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sau đây sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
Chế độ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Về nguyên tắc, những tài sản được coi là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Theo đó, tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm:
– Tài sản do vợ, chồng tạo ra
– Thu nhập từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ hoa lợi, lợi tức của tài sản riêng
– Tài sản mà vợ, chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung
– Tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung
– Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn trừ khi được thừa kế, tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Giải quyết nợ nần ngay trong đơn ly hôn
Khoản 14 Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ:
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án
Hiện nay, ly hôn có hai hình thức:
– Nếu vợ, chồng thỏa thuận được về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân, tài sản, nuôi dưỡng con cái… thì cùng ký tên vào đơn ly hôn thuận tình và yêu cầu Tòa án công nhận việc ly hôn của hai vợ, chồng.
– Nếu một trong hai vợ, chồng yêu cầu chấm dứt quan hệ hôn nhân, không hòa giải được, yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Theo đó, mặc dù có hai hình thức ly hôn nhưng về cơ bản, khi viết đơn ly hôn, nội dung đơn sẽ bao gồm:
– Yêu cầu chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ, chồng;
– Giải quyết quyền nuôi con và cấp dưỡng (nếu hai người có con chung);
– Phân chia tài sản chung vợ chồng (nếu hai người có tài sản chung hoặc tài sản chung với gia đình);
– Phân chia công nợ, nợ nần, nghĩa vụ tài sản… của vợ, chồng với người khác (nếu có).
Do đó, vợ, chồng có thể yêu cầu giải quyết nợ nần khi ly hôn ngay trong đơn. Khi đó, nếu xét thấy yêu cầu không trái quy định của luật, đảm bảo quyền lợi cho vợ, con hoặc theo thỏa thuận của hai vợ, chồng thì Tòa án sẽ giải quyết.
Sau khi ly hôn có phải cùng nhau trả nợ nữa không?
Khoản 1 Điều 60 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 khẳng định:
Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
Căn cứ quy định này, nêu vợ, chồng ly hôn nhưng trong đơn ly hôn không đưa nội dung về các khoản nợ với người thứ ba vào và chưa được Tòa án giải quyết bằng một bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật thì các khoản nợ mà vợ, chồng có trong thời kỳ hôn nhân vẫn còn hiệu lực sau khi ly hôn.
Đặc biệt, chỉ trong trường hợp vợ, chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác như chấm dứt nghĩa vụ trả nợ hoặc chuyển nghĩa vụ trả nợ cho một trong hai vợ hoặc chồng… thì khi đó, sau khi ly hôn, vợ chồng mới không còn phải cùng nhau trả nợ.
Trong đó, khoản nợ của vợ, chồng với người thứ ba phải đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình gồm:
– Do cả hai vợ, chồng cùng đứng ra vay vốn hoặc phải cùng chịu trách nhiệm bồi thường;
– Khoản nợ do vợ hoặc chồng thực hiện cho nhu cầu thiết yếu của gia đình.
– Khoản nợ từ việc bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định cha mẹ phải bồi thường…
Như vậy, hai người dù đã ly hôn nhưng vẫn phải cùng trả các khoản nợ phát sinh trong thời kỳ hôn nhân có mục đích duy trì cuộc sống chung của vợ, chồng, gia đình hoặc do thỏa thuận là nợ chung… và trước đó không có thỏa thuận khác về việc giải quyết các khoản nợ này.
Có phải liên đới trả nợ riêng của vợ/chồng khi đã ly hôn?
Như phân tích ở trên, chỉ khi các khoản nợ phát sinh trong thời kỳ hôn nhân, phục vụ vì nhu cầu của vợ, chồng và gia đình chung… thì vợ, chồng mới phải cùng nhau trả nợ nếu sau khi ly hôn không có thỏa thuận khác.
Về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng trong việc trả nợ, Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định, vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới với khoản nợ nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc các khoản nợ được hình thành từ các trường hợp đã nêu ở mục trên.
Do đó, để xác định vợ hoặc chồng có phải chịu trách nhiệm liên đới trả nợ cho người còn lại không thì phải căn cứ vào mục đích vay. Nếu thuộc các trường hợp đã nêu ở mục trên thì vợ, chồng có nghĩa vụ liên đới trả nợ với nhau dù chỉ có một người vay nợ.
Đến khi ly hôn, nghĩ vụ trả nợ của vợ, chồng sẽ không mặc định mất đi. Khi vợ, chồng có thỏa thuận sẽ thực hiện theo thỏa thuận đó. Nếu không có thỏa thuận, dù ly hôn, vợ, chồng đang phải chịu trách nhiệm liên đới trả nợ thì vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ này.
Chồng nợ nần vợ phải làm sao?
Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định khi một bên thực hiện giao dịch thì người còn lại phải chịu trách nhiệm liên đới trong một số trường hợp sau:
-Nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
– Khi một bên đại diện cho bên kia thông qua: ủy quyền, Tòa chỉ định, giám hộ…
– Khi Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất đối với tài sản chung chỉ ghi tên một người
Ngoài ra, với một số nghĩa vụ chung được quy định tại Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, vợ chồng cũng phải chịu trách nhiệm liên đới:
– Phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập
– Phát sinh từ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm
– Do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình
– Phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
Như vậy, để xác định người vợ có phải chịu trách nhiệm trả nợ khi chồng vay tiền không thì phải căn cứ vào mục đích vay.
Theo đó, nếu mục đích vì nhu cầu của gia đình, do hai vợ chồng cùng thỏa thuận hoặc để bồi thường thiệt hại do hai vợ chồng cùng phải chịu thì người vợ có trách nhiệm trả nợ với người chồng.
Nếu ngược lại, người chồng vay tiền vì mục đích riêng, nghĩa vụ phát sinh khi một bên vi phạm thì người vợ không phải trả nợ cùng.
Hướng xử lý khi người vợ bị chủ nợ của chồng “làm phiền”
Trường hợp chủ nợ gây áp lực, đe dọa để buộc gia đình phải trả nợ thì người vợ có thể làm một số việc sau để bảo vệ gia đình mình:
– Làm ngay đơn trình báo, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của chủ nợ gửi cơ quan công an nơi bạn cư trú để có biện pháp ngăn chặn. Hành vi vi phạm pháp luật của chủ nợ có thể là: cướp, cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích, đe dọa giết người, làm nhục người khác, hủy hoại tài sản,…
– Không cam kết hay ký bất kỳ giấy tờ gì do chủ nợ đưa ra.
– Nếu các con còn nhỏ thì có thể thể cho các cháu tạm lánh về nhà người thân trong khoảng thời gian nhất định.
– Lắp camera an ninh ở những vị trí có thể bị tiếp cận, kết hợp cả camera công khai và camera bí mật.
– Phổ biến kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho các thành viên trong gia đình trong các tình huống như ở nơi vắng người, di chuyển sáng sớm hoặc đêm muộn, khi có người theo dõi, đeo bám,…
– Ghi nhớ số điện thoại trực ban công an xã, phường nơi bạn cư trú để liên hệ ngay khi cần.
– Mạnh dạn chia sẻ việc bị siết nợ với các hộ gia đình liền kề để có sự hỗ trợ, giúp đỡ khi cần thiết.
– Không cho kẻ siết nợ vào nhà, trừ trường hợp có sự tham gia của chính quyền địa phương.
– Khi đối diện với những kẻ siết nợ cần giữ khoảng cách nhất định bởi chúng có thể mang theo hung khí và manh động.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật hôn nhân Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Chồng nợ nần vợ phải làm sao?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ tư vấn pháp lý về vấn đề làm thủ tục ly hôn mất bao nhiêu tiền. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp 1: Khoản nợ phát sinh trong thời kỳ hôn nhân
Căn cứ Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng
1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.
Như vậy, vợ vay tiền trong thời kỳ hôn nhân nhằm mục đích phục vụ sinh hoạt chung của gia đình như chi phí ăn uống, thuê nhà, giáo dục, viện phí,… dù biết hay không biết việc này, bạn có nghĩa vụ cùng trả nợ.
Nếu khoản vay vì mục đích riêng, để chi tiêu cá nhân, không dùng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình và bạn không biết về số tiền đó, bạn không phải chịu trách nhiệm liên đới.
Tuy nhiên với trường hợp này, bạn phải chứng minh được vợ chi tiêu cá nhân mà không dùng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình và bạn không biết về số tiền đó.
Trường hợp 2: Khoản nợ có sau khi ly hôn
Theo khoản 1 Điều 288 Bộ luật Dân sự 2015, nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Hai người ly hôn và bạn không thực hiện vay tiền cùng vợ cũ nên không có nghĩa vụ liên đới trả nợ.
Tên cùng hộ khẩu chỉ có ý nghĩa trong việc xác định nơi cư trú của một người. Vợ chồng ly hôn nghĩa là chấm dứt quan hệ hôn nhân.
Việc vợ bạn vẫn còn trong hộ khẩu nhà bạn không ảnh hưởng đến tình trạng hôn nhân cũng như nghĩa vụ trả nợ của bạn trong trường hợp này.
Đối với tài sản, thường được chia đôi cho cả hai vợ chồng nhưng có tính đến một số yếu tố theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Đối với nợ thì không phải mọi khoản nợ hình thành trong quá trình hôn nhân đều là nghĩa vụ chung của hai vợ chồng.
Như vậy, không có quy định nào thể hiện tất cả các khoản nợ hình thành trong quá trình hôn nhân đều là nợ chung. Chỉ có một số khoản nợ thuộc trách nhiệm liên đới quy định tại Điều 27 LHNGĐ 2014 (nợ phát sinh để đáp ứng nhu cầu thiết yếu, nợ phát sinh từ trường hợp kinh doanh chung, hoặc khoản nợ là nghĩa vụ chung theo Điều 37, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm…) thì mới được xem là nợ chung.
Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu
Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
2. Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;
b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;
c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;
d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;
đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;
e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp theo quy định trên của pháp luật.