Chào Luật sư, vợ tôi cảm thấy bất mãn khi sống cùng tôi trong quãng thời gian qua và đòi bồi thường thiệt hại cho tuổi trẻ của cô ta. Hiện tôi đã là đơn ly hôn để chấm dứt cuộc hôn nhân này. Luật sư cho tôi hỏi Chồng làm đơn ly hôn có phải bồi thường cho vợ không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Chồng làm đơn ly hôn có phải bồi thường cho vợ không? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Thủ tục giải quyết ly hôn
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn gồm:
Vợ, chồng hoặc cả hai người;
Cha, mẹ, người thân thích khác khi một bên vợ chồng không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do người còn lại gây ra.
Chồng không được ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Nhưng nếu vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người vợ có quyền được yêu cầu Tòa án cho ly hôn.
Quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng có thể chấm dứt nếu hai bên cùng thỏa thuận hoặc theo yêu cầu của một bên, có hai hình thức ly hôn là:
Ly hôn thuận tình và
Một bên gửi yêu cầu đơn phương ly hôn.
Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện là nơi có thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn cấp sơ thẩm.
Chồng làm đơn ly hôn có phải bồi thường cho vợ không?
Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc kết hôn của hai anh chị là do hai bên tự nguyện quyết định. Ngoài ra, luật cũng không quy định về trường hợp khi ly hôn người chồng phải có nghĩa vụ bồi thường cho người vợ.
Tuy nhiên, nếu hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận được về việc chia tài sản, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Lúc này, nếu chị có thể thỏa thuận với chồng về mức bồi thường tuổi xuân thì sẽ được Tòa chấp nhận.
Ngược lại, nếu chồng chị không đồng ý thì chị có thể yêu cầu đơn phương xin ly hôn với lý do anh chồng ngoại tình và đã vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng theo quy định tại Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Khi đó, Tòa án sẽ căn cứ vào mức độ lỗi của mỗi bên để phân chia tài sản, quyền nuôi con…theo quy định của pháp luật.
Tóm lại, luật không quy định khi ly hôn, chồng chị phải bồi thường tuổi thanh xuân cho chị. Tuy nhiên, nếu hai vợ chồng có thể thỏa thuận được thì Tòa án sẽ công nhận yêu cầu này trong bản án.
Ngoại tình với người khác trong thời kỳ hôn nhân bị xử lý như thế nào?
Căn cứ vào quy định tại Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 nghiêm cấm các hành vi sau:
Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
…
2. Cấm các hành vi sau đây:
…
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
…
Trong đó, chung sống như vợ chồng được hiểu là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng. (Theo khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
Qua đó, hành vi ngoại tình với người đã có gia đình sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP như sau:
Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
– Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
– Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
– Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
Như vậy, căn cứ vào khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì hành vi ngoại tình với người đã có gia đình bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Ngoài ra tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà hành vi này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng” theo Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015.
Mời bạn xem thêm:
- Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Thủ tục sang tên xe máy khi chủ xe đã chết năm 2022
- Đòi nợ thuê được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là bài viết tư vấn về Chồng làm đơn ly hôn có phải bồi thường cho vợ không? Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dò mã số thuế cá nhân thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Việc quyết định quyền nuôi con khi ly hôn được quy định tại Điều 81 và Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con;
Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi theo nguyên tắc:
Dựa vào quyền lợi về mọi mặt của con (tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện kinh tế, chỗ ở, thời gian chăm sóc con…. để quyết định giao con);
Xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Ngoài ra, trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo như quy định tại Điều 52 và Điều 54 Bộ luật Dân sự 2015.
Như vậy, trong trường hợp của chị thì Tòa án có thể dựa vào các nguyên tắc nêu trên để quyết định quyền nuôi con khi ly hôn.
Nhưng thông thường thì con còn nhỏ cần sự chăm sóc, lo lắng từ mẹ nhiều hơn nên có thể chị sẽ được Tòa án trao quyền trực tiếp nuôi con và chồng chị sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Thông thường, cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau:
Đơn khởi kiện ly hôn (theo mẫu);
Giấy đăng ký kết hôn (bản chính)/ Giấy đăng ký kết hôn (bản sao, kèm đơn tường trình thất lạc bản chính);
Giấy khai sinh của các con (bản sao, chứng thực);
Giấy chứng minh thư nhân dân (bản sao, chứng thực);
Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú (bản sao, chứng thực);
Giấy tờ chứng minh về tài sản nếu có tranh chấp về tài sản (bản sao, chứng thực);
Tài liệu chứng minh công sức đóng góp trong hôn nhân, thiệt hại về tinh thần, thanh xuân,….