Hiện nay vấn đề cho vay nặng lãi khá là phổ biến! Khi xã hội đang trên đà phát triển; nhu cầu sử dụng các khoản tiền lớn nhỏ của người dân vô cùng đa dạng. Nhất khi là khi tình hình dịch bệnh khó khăn; người dân gặp vấn đề tài chính. Chính vì thế, hình thức cho vay nặng lãi xuất hiệ để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dân. Vậy khi vay nặng lãi cần lưu ý điều gì? Pháp luật quy định như thế nào về hình thức cho vay nặng lãi?
Xin chào Luật sư , hiện tại nhà tôi đang bị 1 bên cho vay nặng lãi đến nhà đòi nợ và đe dọa. Theo như họ nói thì người vay là của em trai tôi , với mức tiền là 30 triệu đồng và lãi hàng tháng là 4 triệu đồng. Luật sư cho tôi hỏi: giờ gia đình tôi hiện phải làm gì? Có thể trình báo công an đưa đơn kiện hay không? Bên cho vay nặng lãi với lãi suất như thế có là vi phạm pháp luật hay không ? Rất mong nhận được phản hồi của Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Came ơn bạn đã đặt câu hỏi. Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau
Căn cứ pháp luật
Nội dung tư vấn
Người cho vay nặng lãi khi nào bị cho là vi phạm pháp luật?
Những người làm dịch vụ cho vay nặng lãi sẽ bị xét vào vi phạm pháp luât khi những người này cho vay vốn với mức lãi suất cao nhất mà pháp luật đã quy định: Đó là từ gấp 5 lần trở nên thì cấu thành tội cho vay nặng lãi.
Quy định của pháp luật về mức lãi suất cho vay?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mức lãi suất theo sự thoản thuận của các bên như sau:
“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay; trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ; Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.”
Như vậy, mức lãi suất vay tối đa pháp luật cho phép là 1.666%/tháng, với khoản vay nêu trên, mức lãi suất tối đa theo quy định pháp luật mà em dâu Quý Khách phải trả là 333.200 đồng/tháng (20.000.000 đồng x 1,666%/tháng).
Căn cứ vào các dữ liệu bạn cung cấp; thì em dâu của bạn đã vay 20 triệu/tháng với mức lãi suất phải trả là 3 triệu/tháng; Tức là mức lãi suất (%) hàng tháng em dâu của bạn phải trả là: 15%/tháng; (gấp 09 lần) so với mức lãi suất tối đa mà pháp luật đã quy định, là trái quy định pháp luật.
Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
Căn cứ vào Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 quy định về Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự như sau:
“1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với “lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất” quy định trong Bộ luật dân sự; thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
- Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên”; thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy, nhóm người cho em dâu của bạn vay với mức lãi suất 15%/tháng gấp 09 lần mức lãi suất tối đa pháp luật quy định; có dấu hiệu cấu thành Tội cho vay nặng lãi như nêu trên.
Theo đó, tùy vào tính chất và mức độ vi phạm mà nhóm người có thể bị xử phạt vi phạm hành chính; hoặc phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Xem thêm: Chồng vay nợ vợ không biết, vợ có trách nhiệm liên đới trả nợ khi ly hôn?
Hành vi ném mắm tôm, dầu nhớt,…vào nhà người khác có bị coi là vi phạm pháp luật hay không? Và bị xử lý như thế nào?
Căn cứ vào điểm a khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định như sau:
“Điều 7. Vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác;
…
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại Điểm b, c, d, đ, e Khoản 1 và Điểm b, d Khoản 2 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này.”
Như vậy, hành vi đổ, ném chất thải, chất bẩn vào gia đình của bạn của nhóm người có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, đồng thời phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi nêu trên.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 309 Bộ luật dân sự năm 2015 thì việc Cầm cố tài sản là ô tô được quy định cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao ô tô thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Căn cứ theo Điều 11, Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay.
Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên; thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
Căn cứ theo Điều 468 BLDS 2015; quy định trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi; nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn; quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ