Chào Luật sư. Nhà tôi mới mua một con thú cưng. Vợ tôi rất cưng chiều nó và đòi cho nó đi lưỡn e máy mỗi chiều. Tuy nhiên, theo tôi được biết, chở thú cưng đi dạo là vi phạm luật giao thông. Vậy Luật sư cho tôi hỏi là thông tin đó có đúng không? Khi chở thú cưng đi xe máy bị xử phạt như thế nào theo quy định? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi. Cảm ơn Luật sư cho
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015
- Luật giao thông đường bộ năm 2008
- Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Thú cưng, vật cưng là gì ?
Thú cưng hay những loài động vật được nuôi trong nhà để làm cảnh, ôm ấp, nâng niu chăm sóc của con người (chó, mèo…). Nuôi vật cưng là một cách để con người giải tỏa về cảm xúc, mang lại niềm vui. Do đó, con người thường muốn dắt thú cưng đi dạo để tạo ra sự thân thiết. Tuy nhiên việc dắt thú cưng chạy theo xe hay để thú cưng ngồi trên xe khi đang điều khiển xe rất dễ gây ra tai nạn khi tham gia giao thông, do thú cưng thường khá năng động và khó kiểm soát.
Chở thú cưng đi xe máy bị xử phạt như thế nào theo quy định?
Cụ thể, Khoản 2 Điều 10 Nghị định này quy định:
“2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ;…”
Theo đó, người đang điều khiển xe máy mà dắt thú cưng chạy theo sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.
Bên cạnh đó, nếu người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc trái quy định sẽ bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng theo khoản 3 Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Ngoài ra, tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này, người điều khiển, dẫn dắt súc vật vi phạm quy tắc giao thông đường bộ còn bị phạt tiền từ 60.000 – 100.000 đồng nếu vi phạm các quy định như không nhường đường theo quy định, không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn giao thông, không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố…
Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện khó có thể vừa tập trung lái xe đồng thời kiểm soát được thú cưng của mình nên việc dắt những con vật này chạy theo xe rất dễ gây tai nạn giao thông.
Xem thêm: Làm thế nào để chứng minh lỗi quên bằng lái xe?
Thú cưng gây ra tai nạn có phải bồi thường không?
Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại…”
Theo đó, khi thú cưng gây tai nạn cho người đi đường; người chủ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; trong đó có thiệt hại về tài sản và thiệt hại về sức khỏe; tính mạng.
Căn cứ Điều 589; Điều 590 và Điều 591 BLDS 2015, chủ của thú cưng gây tai nạn phải bồi thường cho người bị thiệt hại những chi phí sau: chi phí sửa chữa phương tiện hư hỏng; chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ; thu nhập bị mất của người bị thiệt hại; bồi thường chi phí mai táng và thay người bị thiệt hại thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nếu người này chết,….
Bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thú cưng gây tai nạn chết người
Trường hợp thú cưng gây tai nạn dẫn đến chết người, chủ sở hữu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015:
1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Như vậy, khung hình phạt nhẹ nhất áp dụng với người chủ của thú cưng gây tai nạn chết người là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 – 05 năm.
Các hình thức nộp phạt
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.
- Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
- Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản (áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ). Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.
- Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).
- Nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Có thể bạn quan tâm
- Phạt cảnh cáo vi phạm giao thông trong trường hợp nào?
- Hành vi cản trở giao thông đường sắt bị xử lý như thế nào?
- Chống đối cảnh sát giao thông bị xử phạt như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Chở thú cưng đi xe máy bị xử phạt như thế nào theo quy định? Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BCA :
CSGT được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ. Ngoài ra, CSGT được kiểm soát phương tiện; giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người; giấy tờ của người điều khiển phương tiện và người trên phương tiện đang kiểm soát. Đặc biệt là khi CSGT có quyền được yêu cầu dừng xe biển xanh và biển đỏ.
Bạn cần có giấy khám sức khỏe còn hiệu lực để nộp hồ sơ xin cấp lại bằng lái xe ôtô bị mất.
Đối với bằng lái thẻ nhựa mới hiện nay (PET) bạn không cần có hồ sơ gốc.
Đối với bằng lái xe cũ (thẻ giấy), cần có hồ sơ gốc khi nộp hồ sơ xin cấp lại.
Nếu mất hồ sơ gốc, cần làm thủ tục cấp lại hồ sơ gốc trước.
Theo Điểm i Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm:
“Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ; “