Văn bằng, chứng chỉ là một loại giấy tờ quan trọng. Do có giá trị cao và thể hiện được trình độ của cá nhân nên có rất nhiều hành vi vi phạm từ việc trục lợi các văn bằng, chứng chỉ. Ngoài hành vi buôn bán văn bằng, chứng chỉ giả còn phải kể đến hành vi cho người khác sử dụng văn bằng chứng chỉ của mình sử dụng. Vậy khi cho người khác sử dụng văn bằng chứng chỉ của mình bị phạt thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Văn bằng, chứng chỉ là gì?
Theo quy định tại Điều 12 Luật giáo dục 2019 thì Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình giáo dục, đạt chuẩn đầu ra của trình độ tương ứng theo quy định của Luật giáo dục. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương. Đối vơi chứng chỉ thì chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc cấp cho người học dự thi lấy chứng chỉ theo quy định.
Theo đó, điều luật cũng quy định Văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục thuộc các loại hình và hình thức đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân cấp có giá trị pháp lý như nhau.
Cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình bị phạt thế nào?
Cụ thể, tại Điều 23 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định chi tiết các mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
(1) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
– Sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác;
– Cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình;
– Sử dụng văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.
Có thể thấy, Nghị định 04/2021/NĐ-CP đã bổ sung mức phạt tiền đối với hành vi cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình (tại Nghị định 138/2013/NĐ-CP không quy định mức phạt đối với hành vi này). Theo đó, từ ngày 10/3/2021, người nào có hành vi cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Đồng thời, Nghị định 04/2021/NĐ-CP cũng đã tăng mạnh mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác hoặc sử dụng văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung so với quy định hiện nay tại Nghị định 138/2013/NĐ-CP. Hiện nay mức phạt này là từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm.
(2) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
– Công khai không đầy đủ thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị;
– Công khai không chính xác thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị.
Đây là các mức phạt mới được bổ sung tại Nghị định 04/2021/NĐ-CP, Nghị định 138/2013/NĐ-CP không quy định mức phạt đối với 2 hành vi này mà chỉ quy định mức phạt đối với hành vi không cập nhật và công khai thông tin về cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị.
(3) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không công khai thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị. Trước đây, hành vi này chỉ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Như vậy, Nghị định 04/2021/NĐ-CP đã tăng mức phạt lên 40 lần đối với hành vi này so với quy định tại Nghị định 138/2013/NĐ-CP.
Dùng chứng chỉ giả để xét tốt nghiệp bị xử lý như thế nào?
Xử phạt hành chính.
Hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp giả có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định số 79/2015/NĐ-CP như sau:
” Điều 17. Vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp…
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mua bán; sử dụng văn bằng; chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp giả mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Bên cạnh đó, người bạn này có thể sẽ bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 6 Điều này:” Tịch thu tang vật,phương tiện vi phạm hành chính”
Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi làm giả chứng chỉ.
Theo quy định tại Điều 267 Bộ luật hình sự:
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
- Có tổ chức;
- Phạm tội nhiều lần;
- Gây hậu quả nghiêm trọng;
- Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
Như vậy, hành vi này có thể bị phạt từ từ 06 tháng đến 07 năm.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới năm 2022
- Thời gian xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
- Mẫu trả lời đơn kiến nghị của công dân mới năm 2022
- Đơn xin giải thể hợp tác xã mới năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình bị phạt thế nào?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, đơn xin trích lục quyết định ly hôn, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, dịch vụ bảo hộ logo công ty, dịch vụ giải thể công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác;”
Theo đó, hành vi sử dụng văn bằng của người khác vì bất cứ mục đích nào đều có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị tịch thu lại văn bằng đó.
Chứng chỉ, bằng cấp giả là hai bằng chứng được tạo ra không đúng sự thật, không có giá trị sử dụng, tuy nhiên việc tạo ra rất tinh vi, đôi khi bằng mắt thường sẽ không nhìn thấy.
Đơn giản nhất là sẽ xác minh lại thông tin tại trường mà bạn đã theo học, chỉ mất một chút thời gian nhưng hiệu quả cao.
Bạn cũng có thể so sánh chữ kí của hiệu trưởng trường đó và văn bằng xem xét sự khác biệt để đưa ra kết luận.
Bộ Giáo dục và đào tạo đã yêu cầu các cơ sở giáo dục in phôi chứng chỉ văn bằng phải quy định ký hiệu nhận dạng và có chống làm giả. Có thể căn cứ vào dấu hiệu này để phân biệt thật hay giả.