Xin chào Luật sư X. Thời gian vừa qua, nhà tôi có đám nên mấy anh em có ngồi chơi bài vui vẻ và có ăn tiền với nhau. Tuy nhiên, tôi không tham gia vào việc đánh bài mà chỉ ngồi xem, nhưng tôi có thắc mắc rằng hành vi cho người khác đánh bạc trong nhà mình có vi phạm pháp luật hay không? Mức xử phạt đối với hành vi khi cho người khác mượn nhà mình để đánh bạc hiện nay như thế nào? Liệu rằng hành vi này của tôi có bị đi tù hay không? Mong được Luật sư hỗ trợ, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến người đọc.
Căn cứ pháp lý
Cho người khác đánh bạc trong nhà mình phạm tội gì?
Căn cứ khoản 7, khoản 6, khoản 4 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:
+ Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;
+ Dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc;
+ Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;
+ Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.
– Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này;
+ Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;
+ Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Như vậy, đối với cá nhân có hành vi dùng nhà riêng, chỗ ở của mình để chứa chấp việc đánh bạc sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, đồng thời buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Hành vi đánh bạc chỉ bị truy cứu trách nhiệm Hình sự khi số tiền hay hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị lớn. Tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên được coi là có giá trị lớn. Hành vi đánh bạc bằng tiền hoặc tài sản có giá trị dưới 5 triệu đồng chỉ cấu thành tội đánh bạc nếu người có hành vi đánh bạc đã bị xử lý hành chính về một trong các hành vi: đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Như vậy, theo quy định nêu trên, việc cho người khác mượn nhà chơi đánh bài tùy từng trường hợp cụ thể có thể chỉ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đối với tội chứa chấp đánh bạc, trong một số trường hợp sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức đánh bạc mà chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự tội đánh bạc. Trường hợp người đánh bạc tổ chức đánh bạc để thỏa mãn việc đánh bạc và cùng tham gia với người mà mình tổ chức thì người tổ chức đánh bạc chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc.
Trường hợp, nếu người gá bạc mà còn cùng tham gia đánh bạc thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cả tội đánh bạc nếu có đủ dấu hiệu cấu thành tội đánh bạc.
Làm chủ lô, đề thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ khoản 7, khoản 6, khoản 5 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:
+ Làm chủ lô, đề;
+ Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;
+ Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;
+ Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.
– Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này;
+ Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;
+ Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Do đó, đối với cá nhân có hành vi làm chủ lô, đề sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, đồng thời buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Quy định về những tình tiết tăng nặng trong xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:
– Những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng:
+ Vi phạm hành chính có tổ chức;
+ Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm;
+ Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
+ Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính;
+ Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính;
+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính;
+ Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính;
+ Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
+ Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính;
+ Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn;
+ Vi phạm hành chính đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai.
– Tình tiết quy định tại khoản 1 Điều này đã được quy định là hành vi vi phạm hành chính thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Như vậy, nếu bác của bạn có một hoặc nhiều tình tiết đã nêu trên khi vi phạm hành chính thì được xem là tình tiết tăng nặng.
Có thể bạn quan tâm:
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa người bị tố tổ chức đánh bạc tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Cho người khác đánh bạc trong nhà mình phạm tội gì?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như dịch vụ Xác nhận tình trạng hôn nhân Bình Dương nhanh chóng. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc là tội xâm phạm đến trật tự công cộng, trật tự xã hội mà trực tiếp xâm phạm đến trật tự nếp sống văn minh của xã hội.
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật;
Người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật.
Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc được quy định tại Điều 322 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Theo đó, hành vi khách quan đối với 2 loại tội phạm như sau:
Hành vi tổ chức đánh bạc: là chủ mưu, chỉ huy, cầm đầu người khác tham gia đánh bạc bằng tiền hoặc bằng tài sản dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tổ chức đánh bạc được thực hiện cho ít nhất hai người trở lên đánh bạc.
Hành vi gá bạc: là dùng địa điểm do mình quản lý sử dụng (nhà ở, nhà xưởng, chòi, phòng trọ, tàu xe, khách sạn,… ) để cho người khác đánh bạc thu tiền.