Chào Luật sư, gần đây tôi có cho đứa cháu của tôi mượn chứng minh thư để đi làm do nó mới bị mất chứng minh thư. Luật sư cho tôi hỏi Cho mượn chứng minh thư có sao không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Cho mượn chứng minh thư có sao không? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Bộ Luật hình sự
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Chứng minh nhân dân là gì?
Theo Điều 1 Nghị định số 05/1999/NĐ – CP, Chứng minh nhân dân (một số người quen gọi là Chứng minh thư) là giấy tờ tùy thân do Công an có thẩm quyền cấp cho công dân Việt Nam. Trong CMND sẽ có ghi rõ những thông tin về nhân thân cũng như đặc điểm nhận diện riêng của mỗi cá nhân nhằm đảm bảo cho việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam được thuận tiện nhất.
Nói ngắn gọn hơn: CMND là giấy tờ nhân thân cần thiết để “nhận diện” các công dân từ 14 tuổi trở lên trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Thông tin trên CMND gồm những gì?
Hiện tại, thẻ CMND của công dân Việt Nam có các đặc điểm sau:
– Hình chữ nhật, kích thước 85,6 mm x 53,98 mm, 2 mặt in hoa văn màu xanh nhạt, được ép nhựa trong.
– Thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp.
– Thông tin mặt trước:
Bên trái gồm hình Quốc huy đường kính 14 mm; ảnh cỡ 20×30 mm của người được cấp CMND; thời hạn của CMND (có giá trị đến…).
Bên phải: chữ “GIẤY CHỨNG MINH NHÂN DÂN” (in hoa, màu đỏ), số CMND, họ và tên khai sinh, ngày sinh, giới tính, nguyên quán, nơi thường trú… của người được cấp CMND.
– Thông tin mặt sau:
Trên cùng là thông tin về dân tộc và tôn giáo.
Bên trái gồm 2 ô: ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải.
Bên phải, từ trên xuống: đặc điểm nhận dạng, ngày tháng năm cấp CMND, chức danh người cấp, ký tên và đóng dấu.
Lưu ý: Hiện nay vẫn đang lưu hành song song giữa CMND 9 số (như nội dung bên trên) và CMND 12 số (phát hành thí điểm khoảng năm 2013 – 2014). Mẫu này sau đó đã được thay thế bằng thẻ Căn cước công dân.
Cho mượn chứng minh thư có sao không?
Do thông tin bạn cung cấp không đầy đủ để chúng tôi giải quyết vấn đề này, vì vậy, chúng tôi sẽ chia thành các trường hợp giải quyết như sau:
Thứ nhất: Nếu khi cho bạn của bạn mượn giấy tờ tùy thân mà biết rõ mục đích của bạn của bạn dùng giấy tờ tùy thân để đi mua trả góp mà vẫn cố tình cho người đó mượn tuy nhiên, không có ý định lừa đảo, phạm tội thì căn cứ theo Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình:
“Điều 9. Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không xuất trình chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi chứng minh nhân dân;
c) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thu hồi, tạm giữ chứng minh nhân dân khi có yêu cầu của người có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng chứng minh nhân dân của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
b) Tẩy xóa, sửa chữa chứng minh nhân dân;
c) Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật…”.
Do khi để thực hiện giao kết hợp đồng trả góp, bắt buộc phải có các giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu…vì vậy bạn sẽ bị sử phạt hành chính với hành vi cho người khác mượn giấy tờ tùy thân, chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật với hình phạt tiền là 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Thứ hai: Nếu bạn chỉ đơn thuần là cho bạn của bạn mượn giấy tờ tùy thân mà không thể biết được lý do bạn của bạn mượn để làm gì, với mục đích như thế nào thì bạn sẽ không bị xem xét trách nhiệm với hành vi trên. Còn đối với hành vi của người bạn của bạn, sau khi mua hàng không trả được nợ nên đã bỏ trốn nhằm trốn tránh, chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 140 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009:
“Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản…”.
Theo đó, với hành vi nhận được tài sản của người khác thông qua hợp đồng trả chậm, trả dần, sau đó mới nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản bằng việc trốn tránh, bỏ trốn không thực hiện nghĩa vụ nhằm chiếm đoạt tài sản có giá trị 6 triệu đồng thì bạn của bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản.
Thứ hai: Nếu ngay tờ đầu bạn cho người bạn của bạn đã có ý định chiếm đoạt tài sản của bên cửa hàng bằng cách thực hiện việc mượn giấy tờ tùy thân của bạn để đi giao kết hợp đồng, có hành vi lừa dối, sau đó bỏ trốn, để chiếm đoạt tài sản thì trong trường hợp này, hành vi của bạn của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
“Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm…”.
Nếu trong trường hợp này, bạn biết rõ về hành vi của bạn mình ngay từ đầu đã có ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản và bạn cho mượn chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi đó thì bạn cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với vai trò là đồng phạm.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Cho mượn chứng minh thư có sao không? Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến Đăng ký bảo vệ thương hiệu; giấy chứng nhận độc thân; Đổi tên căn cước công dân, Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, Đổi tên căn cước công dân Trích lục hồ sơ địa chính; Ngừng kinh doanh; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,Trích lục ghi chú ly hôn, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam… của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Nội dung thanh tra và kiểm soát về sở hữu công nghiệp?
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào tại Đắk Lắk
- 04 cách nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Câu hỏi thường gặp
Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Căn cứ theo quy định tại Mục 4 Phần I Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13) hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP về chứng minh nhân dân do Bộ công an ban hành, thời hạn sử dụng của CMND được quy định như sau:
CMND có giá trị sử dụng 15 năm. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp.
Theo Khoản 2, điều 5, Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định nếu công dân bị mất Chứng minh nhân dân thì bắt buộc phải làm thủ tục cấp lại như sau:
– Đơn trình bày rõ lý do xin cấp lại CMND, có xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, có dán ảnh và đóng dấu giáp lai;
– Hộ khẩu,
– Chụp ảnh (như trường hợp cấp mới);
– Điền đầy đủ thông tin vào tờ khai cấp chứng minh nhân dân theo mẫu;
– Lấy vân tay để in vào tờ khai và CMND;
– Nộp lệ phí
– Công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú hoặc Công an cấp tỉnh theo phân cấp.
– Công dân đang phục vụ trong quân đội, công an (trừ nghĩa vụ quân sự) chưa đăng ký hộ khẩu cùng gia đình hiện ở tập trung trong doanh trại thì đến Công an cấp huyện nơi đơn vị đóng trụ sở chính, nơi bố trí nhà ở tập thể của đơn vị làm thủ tục.
Thời gian trả CMND: Trong vòng 15 ngày đối với thành phố, thị xã và 30 ngày đối với các địa bàn khác tính từ ngày công dân nộp đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục cấp Chứng minh nhân dân.