Xin chào Luật sư X, hiện tại một người thân của tôi đang muốn mượn tôi bằng đại học để làm hồ sơ năng lực. Nhưng tôi rất băn khoăn việc cho mượn bằng đại học làm hồ sơ năng lực có bị xử phạt không? Mức xử phạt được quy định như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
- Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020
- Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
- Nghị định 127/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 04/2021/NĐ-CP được ban hành ngày 30/12/2021
Thế nào là hồ sơ năng lực?
Hồ sơ năng lực được coi là bộ tài liệu nêu rõ đầy đủ về thông tin bản thân bao gồm họ tên, giới tính, trình độ, kinh nghiệm… và đây được coi là một trong những cơ sở, căn cứ để các nhà tuyển dụng lựa chọn ra các cá nhân mà mình hướng tới trong công việc. Vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, hiện tượng sử dụng các thông tin, bằng cấp giả để đăng ký và tham gia ứng tuyển ở các vị trí tuyển dụng là khá phổ biến. Điều này vô hình chung tạo ra những bất ổn trong hoạt động lao động và làm việc.
Cho mượn bằng đại học làm hồ sơ năng lực có bị phạt không?
Theo Điều 23 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục quy định về xử phạt vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác;
b) Cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình;
c) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công khai không đầy đủ thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị;
b) Công khai không chính xác thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không công khai thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị.
4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện công khai theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này.
b) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Với quy định trên thì hành vi cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình thì có thể sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, và mức xử phạt cụ thể sẽ tùy vào từng trường hợp, căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, tuy nhiên về cơ bản mức xử phạt thông thường sẽ là mức trung bình chung của khung hình phạt, tức ½ x (5.000.000đ + 10.000.000đ) = 7,500.000 VND.
Ai là người có thẩm quyền xử phạt đối với người cho mượn bằng làm hồ sơ năng lực?
Căn cứ khoản 1 Điều 39 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Xã xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại: khoản 1 Điều 11; điểm a khoản 3 Điều 14; điểm a khoản 1 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1 Điều 27; Điều 29; điềm a khoản 1 Điều 31 Nghị định này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại: các khoản 1 và 2 Điều 5; khoản 1 và các điểm а, b, c khoản 2 Điều 6; các khoản 1, 2 và 3 Điều 7; các khoản 1, 2 và 3 Điều 8; các khoản 1 và 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 và khoản 5 Điều 9; khoản 1, khoản 2, các điểm a, b, c khoản 3 và các điểm a, b khoản 4 Điều 10; Điều 11; Điều 12; khoản 1 và các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; khoản 1 Điều 19; khoản 1 Điều 20; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 31; khoản 2 Điều 32; Điều 33; khoản 1 và các điểm a, b, c khoản 2 Điều 34; các điểm a, b, c khoản 3 Điều 5; các khoản 3, 4 và các điểm a, b khoản 5 Điều 6 Nghị định này nếu người thực hiện hành vi vi phạm là công dân Việt Nam;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại: các khoản 1 và 2 Điều 5; các khoản 1 và 2 Điều 6; Điều 7; các khoản 1, 2 và 3 Điều 8; Điều 9; Điều 10; các mục 3, 4, 5, 6, 7, 8 Chương II; khoản 3 Điều 5; các khoản 3, 4 và 5 Điều 6; khoản 4 Điều 8 Nghị định này nếu người thực hiện hành vi vi phạm là công dân Việt Nam.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 38 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020 và điểm b khoản 1 Điều 39 Nghị định 04/2021/NĐ – CP thì thẩm quyền xử phạt đối với hành vi cho người khác mượn văn bằng, chứng chỉ là do Chủ tịch Ủy ban nhân cấp huyện và tương đương (cấp quận/thành phố thuộc tỉnh/thị xã) thực hiện. như vậy cùng với hành vi sử dụng bằng cấp của người khác thì hành vi cho người mượn bằng đại học để làm hồ sơ năng lực sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Chứng chỉ hành nghề kiến trúc có gia hạn được không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: Điều kiện đăng ký hết hôn, điều kiện thay đổi căn cước công dân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi, hồ sơ đăng ký mã số thuế cá nhân… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm
- Hồ sơ giải thể chi nhánh phụ thuộc gồm những gì?
- Hồ sơ giải thể chi nhánh gồm những gì?
- Quy trình hoàn thiện hồ sơ của người trúng tuyển viên chức năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Nếu bạn là công chức mà sử dụng giấy tờ giả để được tuyển dụng thì sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc nếu có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại khoản 2 điều 14 Thông tư 34/2011/NĐ-CP Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức như sau:
“2. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;”
Hoặc bạn là viên chức thì bạn cũng sẽ bị kỷ luật với hình thức trên quy định tại điều 13 Nghị định số 27/2012/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.
Nếu bạn cho người khác mượn CMND để xin việc thì bạn, người đó có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 2 điều 9 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP như sau:
“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng chứng minh nhân dân của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
b) Tẩy xóa, sửa chữa chứng minh nhân dân;
c) Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.”
Theo khoản 2 điều 14 luật bảo hiểm xã hội quy định các hành vi bị nghiêm cấm:
“Điều 14. Các hành vi bị nghiêm cấm
2. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội.”
Theo điều 137 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006:
“Điều 137. Các hành vi vi phạm pháp luật về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
1. Gian lận, giả mạo hồ sơ.
2. Cấp giấy chứng nhận, giám định sai.”
Theo khoản 2 điều 138 Luật BHXH năm 2006 về xử lý vi phạm:
“2. Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại các điều 134, 135, 136 và 137 của Luật này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”