Chào luật sư trước đây tôi có đi làm và cũng tiết kiệm được số tiền kha khá. Dạo này tôi thất nghiệp nên nguồn thu nhập không còn ổn định như trước nữa. Trước đây tôi ở chung cư nhưng hiện nay thì để tiết kiệm tôi có nhu cầu tìm nhà mới với giá rẻ hơn. Vậy hiện nay có chính sách nào dành cho người thu nhập thấp hay nhà ở xã hội hay không? Những quy định chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp thế nào? Những ai được hỗ trợ tìm kiếm nhà ở từ nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật hiện nay? Mong được luật sư tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về Chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp chúng tỗi in tư vấn cho bạn như sau:
Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển nhà ở thu nhập thấp
Hiện nay nền kinh tế nói chung không có nhiều tiến triển, tình trạng người thất nghiệp tăng cao cũng như sức mua của người dân cũng giảm đáng kể so với trước đây. Nhà nước ta đã ban hành một số chính sách để hỗ trợ cho những người có thu nhập thấp cũng có thể được có nhà của riêng mình. Những nội dung về chính sách tài chính hỗ trợ phát triển nhà ở thu nhập thấp gồm có các quy định như sau:
Khi thiết kế chính sách hỗ trợ nhà ở, cách tiếp cận thường là kết hợp trợ cấp cho cả hai bên cung và cầu. Trợ cấp về bên cung được thực hiện thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp cung cấp nhà thu nhập thấp dưới nhiều hình thức khác nhau như: Chính phủ miễn, giảm thuế cho các nhà cung cấp nhà ở thu nhập thấp; hỗ trợ tín dụng (các khoản vay dài hạn với lãi suất thấp, vay ân hạn); cung cấp một số cơ chế bảo lãnh, cung cấp đất, cơ sở hạ tầng (kinh nghiệm Indonesia, Cộng hòa Czech, Malaysia, Ấn Độ). Trợ cấp về bên cầu được thực hiện thông qua việc hỗ trợ cho các hộ gia đình dưới nhiều hình thức khác nhau như: Ưu đãi thuế (cho phép khấu trừ thuế đối với chi phí mua nhà thu nhập thấp); trợ cấp để mua/thuê nhà; hỗ trợ về tiết kiệm cho mua nhà; cung cấp các khoản vay ưu đãi để mua nhà (kinh nghiệm Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Đức).
Đánh giá chung cho thấy trợ cấp về bên cung có hạn chế trong việc xác định chính xác đối tượng ưu tiên cần hỗ trợ nhưng lại tăng cường được lượng cung nhà và đồng thời khuyến khích ngành xây dựng phát triển. Trợ cấp về bên cầu thường xác định được đối tượng rõ ràng và linh hoạt hơn do có thể điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi về thu nhập của các hộ gia đình. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả hỗ trợ cao, thông tin về thu nhập của các hộ gia đình cần đảm bảo độ chính xác và thường xuyên được cập nhật. Hơn nữa, việc cung cấp tín dụng cho hộ gia đình có thể gây sức ép đối với lạm phát. Do cả hai cách tiếp cận đều có những mặt mạnh và mặt yếu nên việc sử dụng kết hợp cả hai cách tiếp cận là hợp lý.
Chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp thế nào?
Hiện nay những quy định về việc chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp là chủ để được bàn luận nhiều nhất. Tuy nhiên việc xác định căn cứ để có thể dành cho đối tượng co thu nhập thấp vẫn là vấn đề được nhiều người thắc mắc. Những ai được xem là có thu nhập thấp theo quy định? Nội dung tư vấn của chúng tôi về chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp gồm những lưu ý là:
Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) dự kiến sẽ được Chính phủ trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 tới đây, trong đó có cơ chế, chính sách về xây dựng, phát triển nhà ở xã hội.
Đồng thời, ngày 3/4/2023 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt Đề án xây dựng nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp. Mục tiêu của đề án là đến năm 2030 xây dựng được một triệu căn nhà ở xã hội (trong đó đến năm 2025 hoàn thành 428.000 căn); tổng vốn dự kiến là 849.000 tỷ đồng, chủ yếu bằng vốn xã hội hóa.
Đề án đã đưa ra các định hướng chính sách cơ bản về xây dựng nhà ở xã hội như: chính sách về huy động nguồn vốn, về tài chính (tiền sử dụng đất, thuế, phí), về tín dụng (trước mắt là chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng), về giá nhà ở xã hội, về các chính sách đối với các chủ dự án…
Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội là ai?
Chính sách nhà ở xã hội là chính sách riêng được áp dụnhg cho người có thu nhập thấp. Tuy nhiên cụm từ người có thu nhập thấp cần được định nghĩa và giải thích một cách rõ ràng, cụ thể hơn để áp dụng được trên thực tế. Hiện nay cũng có khá nhiều người có nhu cầu mua nhà ở xã hội nhưng họ lại không biết mình có thuộc diện người được mua không. Quy định đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội hiện nay như sau:
a) Về đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, Điều 73 dự thảo Luật quy định có 12 loại đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội. Chúng tôi cho rằng, quy định như Điều 73 là chưa hoàn toàn phù hợp với tư tưởng chính sách, chưa rõ về tiêu chí, điều kiện của đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội. Đồng thời tạo ra những cách hiểu khác nhau về phạm vi đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
Cụ thể Điều 73 chưa xác định rõ đối tượng được hưởng chính sách này là người có thu nhập thấp. Nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp là mục tiêu định hướng chính sách cũng là tiêu chí quan trọng nhất trong việc xác định đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội của Đảng và Nhà nước ta.
Quy định của Điều 73 còn dẫn đến 2 cách hiểu khác nhau, có cách hiểu rất hẹp rằng, chỉ có 12 loại đối tượng được liệt kê ở Điều 73 mới thuộc diện được hưởng chính sách về nhà ở xã hội. Những người có thu nhập thấp (vẫn còn trong thực tế mà Điều 73 chưa thống kê hết) nhưng không thuộc 12 đối tượng này thì không được hưởng chính sách nhà ở xã hội.
Cách hiểu khác thì lại rất rộng cho từng đối tượng của chính sách, ví dụ đối tượng là “Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức” (khoản 8 Điều 73) sẽ được hiểu là tất cả ngững người là cán bộ, công chức, viên chức, bất kể họ có phải là đối tượng có thu nhập thấp hay không. Cả hai cách hiểu trên đều không đúng và vô hình trung tạo ra sự thiếu rõ ràng, bất bình đẳng về chính sách nhà ở xã hội (cho dù Điều 75 có quy định cụ thể về điều kiện đối với từng đối tượng này).
Từ phân tích trên, chúng tôi đề nghị nên viết lại Điều 73 theo hướng, xác định rõ chính sách nhà ở xã hội là chính sách dành cho người có thu nhập thấp.
Theo đó Điều 73 cần khẳng định: đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội là tất cả những người có thu nhập thấp, bất kể họ là ai, không chỉ gồm 12 loại đối tượng như Điều 73 dự thảo Luật. Thu nhập thấp là điều kiện tiên quyết để xác định đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước về nhà ở – một chính sách ưu việt cho tất cả những người có thu nhập thấp.
Còn việc chỉ ra 12 loại đối tượng và có thể nhiều hơn nữa cũng là cần thiết (như quy định tại Điều 74 và Điều 75), nhưng là để cụ thể hóa các điều kiện và có hình thức, chính sách hỗ trợ khác nhau cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể.
Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
Hiện nay có những chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội được góp ý và xây dựng để có được những ưu đãi tốt nhất dành cho người có thu nhập thấp. Nhà nước ta luôn quan tâm về những vấn đề an sinh xã hội, nhà ở của dân cư và những quy định chung nhất hay cả những quy định chi tiết. Nhà ở xã hội được sở hữu bao nhiêu năm? Có những nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội mà bạn quan tâm cần biết đến như sau:
Điều 76 dự thảo Luật đưa ra 6 chính sách. Các chính sách này cơ bản là phù hợp. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng chính sách quan trọng nhất trong xây dựng, phát triển nhà ở xã hội là sự hỗ trợ của Nhà nước và sự đồng hành cùng tham gia của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Các chính sách này còn chung chung, chưa thực sự được thể hiện một cách rõ nét tại điểm b khoản 1 Điều 76 (Có sự kết hợp giữa Nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, dòng họ và đối tượng được hỗ trợ trong việc thực hiện chính sách).
Do đó, cần viết lại điểm b để khẳng định rõ nguyên tắc này như sau: “Có sự kết hợp giữa hỗ trợ của Nhà nước và sự tham gia, hỗ trợ của doanh nghiệp…”. Để thực hiện Chiến lược về nhà ở quốc gia, Đề án về nhà ở xã hội thì Nhà nước cần xác định rõ trách nhiệm tiên phong của mình bằng những hỗ trợ trực tiếp từ cơ chế, chính sách, từ các nguồn lực (đất đai, tài chính, tín dụng…).
Tuy nhiên, ngoài vai trò hỗ trợ của Nhà nước cần phải có sự đồng hành, tham gia hỗ trợ của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Cần phải coi đây là trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp bất động sản, để họ thấy được trách nhiệm của họ cùng với Nhà nước chung tay thực hiện một chính sách lớn, có tính nhân văn cao cả là chăm lo nhà ở cho những người có thu nhập thấp.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật nhà đất Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như giấy phép flycam…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục giải chấp sổ đỏ mất bao lâu thời gian?
- Thủ tục giải chấp sổ đỏ ngân hàng năm 2024
- Giải chấp sổ đỏ là gì theo quy định năm 2024?
Câu hỏi thường gặp
Khoản 1 Điều 80 dự thảo Luật quy định: Khi lập, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch phát triển khu công nghiệp, quy hoạch xây dựng các cơ sở giáo dục, đào tạo chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải bố trí đủ quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội theo Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở đã được phê duyệt.
Điều 81 dự thảo Luật quy định: Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì việc lựa chọn chủ đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư công và pháp luật xây dựng.
Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được đầu tư không phải bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì việc lựa chọn chủ đầu tư thực hiện như sau:
– Trường hợp chỉ có một nhà đầu tư đăng ký và có đủ điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao nhà đầu tư đó làm chủ đầu tư;
– Trường hợp có từ hai nhà đầu tư trở lên đăng ký làm chủ đầu tư thì thực hiện lựa chọn chủ đầu tư thông qua hình thức đấu thầu theo pháp luật đấu thầu;
HHiệnnay cần có chính sách đủ hấp dẫn để các doanh nghiệp tham gia xây dựng các dự án nhà ở xã hội. Chính sách ưu đãi nào thì cần phải tính toán cụ thể trên cơ sở hài hòa ba lợi ích: Người dân, Nhà nước và nhà đầu tư. Đây là bài toán kinh tế, ở góc độ lập pháp thì rất khó góp ý. Các nhà kinh tế cần phải đưa vấn đề lên bàn tính để tính toán, tìm ra đáp số cho bài toán lợi ích này.
Cuối cùng là phải đưa ra các chính sách ưu đãi đủ hấp dẫn để nhà đầu tư không bị thiệt thòi nhưng cũng phải kêu gọi lòng thiện tâm để họ thấy rõ trách nhiệm xã hội của mình trong việc chung tay cùng Nhà nước quan tâm đến các vấn đề an sinh xã hội.