Trước những khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra ở thời điểm hiện tại; Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP và Nghị quyết 116/NQ-CP; nhằm hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19; từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, nhiều đối tượng được giúp đỡ kịp thời; đảm bảo cuộc sống cơ bản và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu về chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Nghị quyết 116/NQ-CP hỗ trợ những gì?
- Hỗ trợ bằng tiền cho người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19; từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ sẽ giới hạn trong phạm vi nhất định:
– Một là, NLĐ đang tham gia BHTN tại thời điểm ngày 30/9/2021 trừ một số trường hợp quy định
– Hai là, NLĐ đã dừng tham gia BHTN do chấm dứt hợp đồng lao động; hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 30/9/2021; có thời gian đóng BHTN được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm; không bao gồm người hưởng lương hưu hàng tháng.
- Giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động; bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19
– Theo Nghị quyết 116/NQ-CP C được giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp từ 1% xuống bằng 0%; quỹ tiền lương tháng của những NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHTN. Thời gian thực hiện giảm mức đóng là 12 tháng, kể từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022.
– Việc hỗ trợ giảm mức đóng trên được áp dụng cho NSDLĐ; quy định tại Điều 43 của Luật Việc làm đang tham gia BHTN trước ngày 01/10/2021. Tuy nhiên, các đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ sẽ không bao gồm cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập; do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
- Hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch và hiệu quả
Mục đích hỗ trợ của Nghị quyết 116
Có thể thấy, từ đầu năm 2021; chúng ta liên tục phải đối mặt với sự bùng nổ của dịch bệnh Covid-19. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tác động nặng nề lên nhiều mặt của đời sống xã hội; đặc biệt là kinh tế. Thu nhập giảm, tình trạng thất nghiệp và giải thể của nhiều doanh nghiệp cũng tăng cao.
Nghị quyết 116/NQ-CP ban hành với mục đích góp phần hỗ trợ người lao động khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, chống đứt gãy chuỗi cung ứng lao động và thiếu hụt lao động.
Đồng thời hỗ trợ người sử dụng lao động giảm chi phí; nỗ lực thích ứng với trạng thái bình thường mới; duy trì sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động.
Bên cạnh đó, Nghị Quyết còn cho thấy sự quan tâm, chia sẻ của Đảng; Nhà nước đối với người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Phát huy vai trò của chính sách bảo hiểm thất nghiệp là chỗ dựa cho người lao động và người sử dụng lao động.
Đối tượng nào được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP?
Chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ, bao gồm:
– Chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương;
– Chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc;
– Chính sách hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Chính sách hỗ trợ tiền ăn cho người phải điều trị nhiễm COVID-19 (F0), người phải cách ly y tế (F1);
– Chính sách hỗ trợ cho viên chức hoạt động nghệ thuật giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV, người lao động làm hướng dẫn viên du lịch;
– Chính sách hỗ trợ đối với lao động không có giao kết hợp đồng lao động; và một số đối tượng đặc thù khác. Căn cứ điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách địa phương; các tỉnh thành phố xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng, mức hỗ trợ.
Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ của Nghị quyết 116
Tại Nghị quyết 116/NQ-CP năm 2021 quy định về đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ như sau:
- Người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30/9/2021.
- Người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động; hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 30/9/2021; có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm; không bao gồm người hưởng lương hưu hàng tháng.
Điều kiện để được hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 116
Dựa trên cơ sở quy định về đối tượng áp dụng của chính sách có thể thấy, người lao động được hưởng chính sách hỗ trợ khi đáp ứng một trong hai điều kiện sau đây:
- Phải là người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm 30/9/2021; (có tên trong danh sách tham gia BHTN của cơ quan BHXH)
- Phải là người lao động đã dừng tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp; vì lý do chấm dứt hợp đồng lao động trong khoảng thời gian từ 1/1/2020 đến hết ngày 30/9/2021; và có thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu.
Điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68
Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 được hưởng chính sách hỗ trợ khi đủ các điều kiện sau:
– Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động, từ 15 ngày liên tục trở lên tính từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 1/5/2021 đến ngày 31/12/2021.
– Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trẻ em (người dưới 16 tuổi theo quy định của Luật Trẻ em); người cao tuổi, người khuyết tật theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 5 của Nghị định 20/2021/NĐ-CP (sau đây gọi chung là người cao tuổi, người khuyết tật) và người điều trị do nhiễm COVID-19 (F0) hoặc cách ly y tế để phòng, chống COVID-19 (F1) theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
– Danh sách F0 đủ điều kiện hưởng chính sách theo Mẫu số 8a
– Giấy ra viện hoặc giấy chứng tử của cơ sở y tế hoặc văn bản xác nhận của cơ sở y tế.
– Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng sinh, giấy khai sinh, hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, giấy xác nhận mức độ khuyết tật.
– Giấy ra viện.
– Biên nhận thu tiền ăn tại cơ sở y tế đã điều trị.
– Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng sinh, giấy khai sinh, hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế.