Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Đoàn Dương, hiện tại tôi đang là sinh viên theo học khối ngành kinh tế, sắp tới tôi và một người bạn nữa có tham gia làm nghiên cứu khoa học. Chúng tôi có làm về đề tài liên quan tới chính sách cạnh tranh của nước ta hiện nay, tuy nhiên do kiến thức có phần hạn chế nên chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin liên quan tới đề tài này, trong số đó thì chúng tôi có chút băn khoăn về chính sách cạnh tranh của Việt Nam hiện nay bao gồm những gì? Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi Chính sách cạnh tranh của Việt Nam bao gồm những gì không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để nắm rõ hơn vấn đề “Chính sách cạnh tranh của Việt Nam bao gồm những gì?” Thì xin mời bạn tham khảo bài viết liên quan tới câu hỏi này của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Cạnh tranh 2018
Chính sách cạnh tranh được hiểu là gì?
Chính sách cạnh tranh bao gồm tất cả các biện pháp của Nhà nước nhằm duy trì cạnh tranh, một mặt chủ động tạo ra các tiền đề cho cạnh tranh, mở cửa thị trường, loại bỏ các barrier cản trở xâm nhập thị trường, mặt khác thực thi các biện pháp chống lại các chiến lược hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp. Khái niệm chính sách cạnh tranh theo cách hiểu này bao gồm cả pháp luật, cơ chế bảo đảm thực hiện, cũng như những biện pháp kinh tế kích thích cạnh tranh trên thị trường. Có một cách hiểu chính sách cạnh tranh theo nghĩa hẹp, theo đó nó bao gồm các quy tắc và quy định nhằm thúc đẩy cạnh tranh trong một nền kinh tế quốc dân, một phần thông qua việc phân bổ có hiệu quả hơn nguồn tài nguyên.
Với cách hiểu này, pháp luật cạnh tranh là nội dung cơ bản của chính sách cạnh tranh. Nó bao gồm các quy định chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và những biện pháp chống các hành vi hạn chế cạnh tranh. Trong phạm vi của nội dung này, chính sách cạnh tranh được giới thiệu theo nghĩa rộng, bao gồm tổng hợp các biện pháp xây dựng môi trường cạnh tranh trong đời sống kinh tế, các biện pháp duy trì trật tự cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong đó, nội dung quan trọng của pháp luật cạnh tranh với hai bộ phận cấu thành cơ bản là pháp luật chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật chống các hành vi hạn chế cạnh tranh.
Điều đó làm cho chính sách cạnh tranh của các nước luôn có những nết đặc thù khác nhau. Thậm chí ngay trong một quốc gia, chính sách cạnh tranh có nhiệm vụ và nội dung được thay đổi theo từng thời kỳ. Có thể thấy được những vấn đề nói trên bằng việc khảo cứu chính sách cạnh tranh của một số quốc gia điển hình.
Chính sách cạnh tranh của Việt Nam bao gồm những gì?
Thực tiễn có thể thấy nền kinh tê Việt Nam hiện nay là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngày nay đã có rất nhiều thành phần tham gia vào nền kinh tế, hội nhập sâu rộng vào quốc tế nên chắc hẳn đòi hỏi Nhà nước cần có những yêu cầu nhất định đối với việc cạnh tranh. Theo đó, tại Điều 6 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về chính sách của Nhà nước về cạnh tranh như sau:
Chính sách của Nhà nước về cạnh tranh
1. Tạo lập, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bình đẳng, minh bạch.
2. Thúc đẩy cạnh tranh, bảo đảm quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
4. Tạo điều kiện để xã hội, người tiêu dùng tham gia quá trình giám sát việc thực hiện pháp luật về cạnh tranh.
Theo đó, Nhà nước có những chính sách được quy định tại Điều 6 về cạnh tranh. Trong đó có chính sách tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Chính sách cạnh tranh hiện nay có những nội dung gì?
Với vai trò xây dựng môi trường cạnh tranh sôi động, lành mạnh để khuyến khích cạnh tranh phát triển và bảo vệ sự lành mạnh của thị trường, chính sách cạnh tranh luôn bao gồm các nhóm nội dung sau đây:
Tạo lập, thúc đẩy cơ hội bình đẳng, không phân biệt đối xử trong cạnh tranh của các tổ chức, cá nhân kinh doanh
– Xóa bỏ các phân biệt đối xử về mặt pháp lý giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;
– Xóa bỏ cơ chế hai giá giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; – Xóa bỏ ưu đãi thuế và tài chính doanh nghiệp (xây dựng nghị định chung về thuế thu nhập doanh nghiệp, xóa bỏ mức hạn chế chi phí quảng cáo của doanh nghiệp trong nước);
– Đẩy mạnh công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước; – Đưa cạnh tranh vào những lĩnh vực thuộc độc quyền Nhà nước (lĩnh vực điện, lĩnh vực hàng không, lĩnh vực viễn thông);
– Minh bạch hóa hoạt động của cơ quan Nhà nước các cấp để ngăn cản các hành vi can thiệp vào môi trường cạnh tranh từ các cơ quan Nhà nước;
– Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Bảo vệ và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh
– Xóa bỏ các trợ cấp của Nhà nước với doanh nghiệp, tách hỗ trợ tín dụng thương mại ra khỏi hỗ trợ mang tính chính sách (thành lập Ngân hàng chính sách chuyên cho vay xóa đói giảm nghèo);
– Tổ chức nhiều giải thưởng tôn vinh doanh nghiệp hoạt động tốt (Sao đỏ, Sao vàng đất Việt); – Cải cách hành chính trong việc đăng ký bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp; – Tạo nhiều kênh để doanh nghiệp khiếu nại về thủ tục hành chính;
– Tạo nhiều diễn đàn để doanh nghiệp lên tiếng cải thiện môi trường cạnh tranh (qua Phòng Thương mại và Công nghiệp, qua hiệp hội ngành nghề);
– Xây dựng các thiết chế mới để bảo vệ cạnh tranh trên các thị trường đặc thù.
Ngăn chặn các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường
– Luật hoá các nỗ lực chống lại hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh.
– Ban hành đầy đủ các chế tài để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật;
– Xây dựng các thiết chế mới để xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh.
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của doanh nghiệp và của người tiêu dùng
– Xây dựng các công cụ bảo hộ mới được quốc tế chấp nhận (chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ);
– Xây dựng các công cụ quản lý mới được quốc tế chấp nhận (thuế tuyệt đối, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất nhập khẩu tự động);
– Xây dựng các tiêu chí miễn trừ trong Luật Cạnh tranh.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Chính sách cạnh tranh của Việt Nam chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật kinh tế Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Chính sách cạnh tranh của Việt Nam bao gồm những gì?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ soạn thảo mẫu giấy thừa kế đất đai,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là gì?
- Các hình thức thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gì theo quy định?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 8 Luật Cạnh tranh 2018 về các hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh
1. Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường sau đây:
a) Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện hoặc không thực hiện việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể hoặc mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cụ thể, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
b) Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp;
c) Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị các hiệp hội ngành, nghề, tổ chức xã hội – nghề nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh.
2. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.
Theo đó, hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh là những hành vi được quy định tại Điều 8 nêu trên.
Theo khoản 2 Điều 46 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia như sau:
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan thuộc Bộ Công Thương gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên.
Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và các đơn vị chức năng khác là bộ máy giúp việc của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
2. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh;
b) Tiến hành tố tụng cạnh tranh; kiểm soát tập trung kinh tế; quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và quy định của luật khác có liên quan.
3. Chính phủ quy định chi tiết nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Như vậy, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ có nhiệm vụ và quyền hạn như trên.
Căn cứ Điều 7 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về cạnh tranh như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về cạnh tranh
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cạnh tranh.
2. Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh.