Ngày nay có rất nhiều trường hợp, người sử dụng đất đã lấn chiếm để xây dựng nhà ở trên diện tích đất thuộc phạm vi đường bộ. Vậy chiếm dụng đất của đường bộ để xây dựng nhà ở bị xử lý thế nào. Về vấn đề này Luật sư X có nhận được câu hỏi như sau:
Xin chào Luật sư, tôi có câu hỏi muốn được tư vấn: Tôi ở tỉnh Hà Nam, hiện nay địa phương tôi đang xử lý vụ việc công dân vi phạm lấn chiếm đường nông thôn. Cụ thể: Nhà ông T cải tạo lại nhà cũ, xây dựng nhà ở kiên cố 3 tầng. Trong quá trình làm móng, người dân phát hiện gia đình có lấn đất (đường nông thôn). Sau khi được người dân phản ánh thì xã về trực tiếp hiện trường và cho kiểm tra đo đạc. Kết quả là nhà ông T đã lấn 3m (lấn ra mặt đường) và chiều ngang là 0,5m. Xã đã tiến hành lập biên bản đình chỉ công trình và yêu cầu tháo dỡ phần xây lấn chiếm đó. Tuy nhiên gia đình ông T vẫn không thực hiện trả lại diện tích đất bị lấn đó.
Xin hỏi Luật sư trường hợp này xử lý như thế nào? Cảm ơn Luật sư.
Luật sư X xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn:
Phạm vi đất dành cho đường bộ
Theo quy định tại Điều 43 Luật giao thông đường bộ 2008; thì phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ
Trong phạm vi đất dành cho đường bộ, không được xây dựng các công trình khác; trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Gồm công trình phục vụ quốc phòng, an ninh; công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ; công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí.
Về hành vi lấn, chiếm đất đai
Theo khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013; thì hành vi lấn, chiếm đất đai là hành vi bị pháp luật đất đai nghiêm cấm.
Căn cứ Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về giải thích từ ngữ lấn đất, chiếm đất được định nghĩa như sau:
“1. Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép; hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.
2. Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
c) Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng; (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);
d) Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.”
Về hình thức xử phạt và mức xử phạt
Hành vi lấn, chiếm đất đường bộ của gia đình ông T; thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể:
“4. Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên”
Và căn cứ theo khoản 7 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:
“7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất; trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 của Điều này và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;
b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất; theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
c) Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất; khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này.”
Như vậy, hình phạt đối với trường hợp của ông T là: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm.
Mời bạn đọc xem thêm:
- Vi phạm pháp luật đất đai có được cấp sổ đỏ hay không?
- Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai, nhà cửa
- Cưỡng chế thu hồi đất theo quy trình như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về nội dung “Chiếm dụng đất của đường bộ để xây dựng nhà ở bị xử lý thế nào”. Nếu có thắc mắc hay cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai 2013: Trước hết, các bên tranh chấp đất đai sẽ thực hiện tự hoà giải; hoặc thực hiện thông qua hòa giải tại UBND xã trong thời hạn 45 ngày.
Trường hợp tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND xã mà không thành thì đương sự có quyền nộp đơn lên UBND huyện hoặc khởi kiện tại Toà án.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 của Quốc hội thì:
“5. Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ; tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ”.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi phơi thóc, lúa, rơm, rạ trên đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân; từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức.