Xin chào Luật sư X, em đang là sinh viên vừa lên đại học được 2 tháng. Do từ quê xuống Hà Nội học nên em phải thuê trọ. Em tìm đượ phong cho thuê thông qua mạng xã hội. Khi hỏi thì người cho thuê báo là phải cọc mới giữ phòng cho. Chủ trọ yêu cầu em cọc 2,5 triệu giá trị bằng một tháng tiền nhà. Do sợ không có nơi trọ và e khá ưng phòng nên đã chuyển cọc. Nhưng khi em xuống thì phòng em cọc đã bị cho thuê và bên cho thuê nói đổi cho em phòng khác. em không đồng ý và đòi lại cọc thì bên chủ trọ chặn em và em không liên lạc được. Luật sư X cho em hỏi chiếm đoạt tài sản trên 2 triệu có tố giác được không?
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Luật sư X, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn vấn đề của bạn nhé.
Chiếm đoạt tài sản trên 2 triệu có tố giác được không?
Theo quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác từ 2 triệu trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do vậy khi nhận thấy có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hãy đến cơ quan cảnh sát điều tra để tố giác tội phạm, nhanh chóng phát hiện và được giải quyết .
Có thể làm đơn tố giác ra cơ quan công an để được giải quyết kèm theo bằng chứng theo quy định.
Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về tố giác và tin báo về tội phạm:
Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản theo quy định của Luật tố cáo số 03/2011/QH13.
Mời bạn xem thêm về: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng đi tù bao lâu?
Chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?
Tội lừa đảo bao gồm cả lừa dối và chiếm đoạt tài sản. Hai hành vi này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Lừa dối được coi là điều kiện tiên quyết của hành vi chiếm đoạt, chiếm đoạt là kết quả và mục tiêu cuối cùng của hành vi lừa dối. tùy từng hành vi và những trường hợp khác nhau sẽ bị truy cứu hình sự ở mức độ khác nhau.
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là việc một người dùng thủ đoạn gian dối, cố ý đưa ra các thông tin không đúng sự thật để người khác tin và giao tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản.
Người thực hiện hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản trị giá từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu nhưng thuộc một trong các trường hợp sau có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017:
Truy cứu trách nhiệm hình sự Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
- c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
- a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
- c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản
Nếu trong tường hợp hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Theo đó, dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng kèm các hình thức xử phạt bổ sung:
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
- Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính.
Mời bạn xem thêm về: mẫu đơn thuận tình ly hôn vắng mặt được chúng tôi cập nhật mới hiện nay.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chiếm đoạt tài sản trên 2 triệu có tố giác được không?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cho Cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc tra cứu địa chỉ tố giác tội phạm trên Chuyên mục “Hướng dẫn tố giác tội phạm” của Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an (địa chỉ http://bocongan.gov.vn hoặc http://mps.gov.vn) để được tiếp nhận
Áp dụng theo quy định tại Khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại quy định như sau:
Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
Theo đó, mặc dù đã trả hết số tiền lừa đảo, người bị lừa đã rút đơn tố cáo nhưng vì Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 không thuộc một trong các trường hợp chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại được liệt kê ở trên nên cơ quan điều tra vẫn tiếp tục khởi tố vụ án theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
Tuy nhiên, việc trả lại toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt cho nạn nhân sẽ được coi là tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015: “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả”.