Gia đình là nơi để trở về, là nơi ấm áp nhất của mỗi người. Đó là nơi chúng ta sinh ra, lớn lên, trưởng thành và khôn lớn. Đó là nơi dạy chúng ta biết sẻ chia và yêu thương. Gia đình thật trân quý và thiêng liêng. Tuy nhiên, nhiều người là không thấy được giá trị của gia đình mà còn coi thường nó. Nhiều người vô cảm, lòng tham không đáy mà chiếm đoạt tài sản của thành viên khác làm của mình. Vậy “Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình” bị xử phạt ra sao? Hãy cùng Luật sư X đi tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Quy định của pháp luật về nguyên tắc phòng chống bạo lực gia đình
1. Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
2. Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
3. Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ.
4. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.
Các biện pháp ngăn chặn bạo lực gia đình được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định:
Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được áp dụng kịp thời để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra, bao gồm:
- Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình;
- Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình;
- Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình;
- Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân (sau đây gọi là biện pháp cấm tiếp xúc).
Người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp quy định.
Thẩm quyền, điều kiện áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự.
Trách nhiệm của gia đình về phòng chống bạo lực gia đình
Như đã nói ở trên, gia đình có một vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi người. Vì vậy, trách nhiệm của gia đình về phòng chống bạo lực cũng không hề nhỏ. Cha mẹ dạy các con, vợ chồng nhắc nhở nhau, anh chị dạy các em, mọi người giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Vợ chồng phải hôn nhân bình đẳng. Bên cạnh đó các thành viên trong gia đình cũng cần nắm rõ được quy định về bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.
Cuộc sống chẳng thể mãi cơm lành canh ngọt được. Đôi khi cũng sẽ xảy ra cãi vã, mâu thuẫn, xích mích giữa các thành viên. Khi gặp phải điều đó thì phải hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình. Nghiêm trọng hơn là có hành vi xô xát thì can ngăn người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực. Đặc biệt phải chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình giúp họ ổn định về tinh thần và thể xác.
Và cuối cùng là phối hợp với cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình. Cùng với đó là thực hiện các biện pháp khác về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007.
Các cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình
Theo quy định tại Điều 35 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định như sau:
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.
5. Hằng năm, trong báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã trước Hội đồng nhân dân cùng cấp về tình hình kinh tế – xã hội phải có nội dung về tình hình và kết quả phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.
Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình bị xử lý thế nào?
Căn cứ Điều 58 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về hành vi bạo lực kinh tế quy định như sau:
Hành vi bạo lực về kinh tế
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình.
2. Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động.
3. Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.
Như vậy chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình. Mong những kiến thức mà chúng tôi đem lại có thể giúp ích phần nào đó cho bạn đọc. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam,… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X, tel: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: https://www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Cản trở người khác phát hiện, khai báo hành vi bạo lực gia đình
- Cưỡng bức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình
- Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống
Câu hỏi thường gặp
Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Theo Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình quy định:
– Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
Đây là tài sản riêng của người vợ. Vì đây là tài sản được bên gia đình vợ tặng riêng cho vợ trong thời kỳ hôn nhân. Và theo quy định tại ĐIều 43 Luật hôn nhân và gia đình thì đây là tài sản riêng.
Vậy nên, người chồng không được chiếm đoạt tài sản này trừ khi người vợ đồng ý.