Chào Luật sư, tôi muốn hỏi về việc chia tài sản khi ly hôn. Tôi và chồng tôi ly hôn, thỏa thuận phân chia tài sản và để lại cho con gái tôi một căn nhà, đã sang tên cho con gái tôi. Con gái tôi mới có 14 tuổi và sống cùng tôi nên tôi quản lí căn nhà thay con gái. Việc sang tên đã diễn ra được 03 năm và bây giờ chồng cũ của tôi quay về đòi căn nhà, nói căn nhà đó là tài sản của chung vợ chồng ngày trước, phải chia cho anh ta một nửa, anh ta không đồng ý cho con gái nữa. Luật sư cho tôi hỏi anh ta có thể đòi được như vậy không, con gái tôi chưa đủ 18 tuổi, chưa làm chủ được căn nhà có phải trả lại cho anh ta một nửa căn nhà đó không? Cảm ơn Luật sư.
Cùng Luật sư X chia tài sản khi ly hôn cho con dưới 18 tuổi qua bài viết dưới đây.
Chia tài sản khi ly hôn cho con dưới 18 tuổi
Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (Luật HN&GĐ), tài sản chung vợ chồng được quy định như sau:
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Căn cứ quy định trên, có thể thấy tài sản chung vợ chồng gồm:
– Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân trừ khi phát sinh từ tài sản riêng sau khi đã chia;
– Quyền sử dụng đất sau khi kết hôn trừ trường hợp được thừa kế riêng, tặng cho riêng hoặc thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Trong đó, tài sản chung vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Về chế độ tài sản chung vợ chồng, pháp luật tôn trọng thỏa thuận của các cặp vợ chồng. Do đó, việc phân chia tài sản vợ chồng có thể được thực hiện trong thời kỳ hôn nhân, ngay tại thời điểm ly hôn hoặc sau khi ly hôn tùy thỏa thuận.
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng là tài sản được vợ chồng tạo ra từ thu nhập do lao động, kinh doanh, các hoạt động sản xuất, hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và các thu nhập hợp pháp khác trong thời kì hôn nhân. Lao động trong gia đình cũng được tính là lao động có thu nhập. Như vậy, trong trường hợp của bạn, dù bạn không đi làm mà chỉ ở nhà làm nội trợ thì vẫn được tính là lao động tạo ra thu nhập. Khi ly hôn, bạn có quyền được hưởng một phần tài sản chung được tạo lập trong thời kì hôn nhân.
Để có thể phân chia tài sản, tòa án sẽ căn cứ vào các điều kiện sau:
- Hoàn cảnh gia đình của vợ, chồng;
- Công sức tạo lập, đóng góp, duy trì và phát triển khối tài sản chung;
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp của các bên để tạo điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập
- Lỗi của các bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Như vậy, khi bạn ly hôn, bạn sẽ nhận được một phần tài sản chung mà không phải ra đi tay trắng như chồng bạn nói.
Về phần bạn muốn chia tài sản cho con khi ly hôn, việc này là do hai bên vợ chồng thỏa thuận. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung chỉ là tài sản chung của vợ chồng mà không phải tài sản của bố mẹ cùng các con.
Do đó, khi phân chia tài sản, pháp luật chỉ phân chia tài sản chung cho vợ chồng mà không quy định phải chia tài sản cho các con. Nếu bạn muốn chia tài sản cho con khi ly hôn bạn thì bạn cần thỏa thuận với chồng bạn và nhận được sự đồng ý của chồng.
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn phải chia cho hai người, không có quy định về việc chia tài sản cho con khi ly hôn. Chồng bạn nói tài sản chung của hai người thì phải chia cho anh ta một phần là có căn cư. Tuy nhiên, khi ly hôn, hai người đã thỏa thuận việc để lại cho con gái căn nhà và sang tên cho con gái bạn rồi thì anh ta không có quyền đòi lại nữa.
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, sau khi chồng cũ của bạn đồng ý tặng cho tài sản cho con gái bạn, đồng thời làm thủ tục sang tên cho cháu thì tài sản đó đã thuộc quyền sở hữu của con gái bạn, anh ta không có quyền đòi lại tài sản đã tặng cho.
Mặt khác, con bạn chưa đủ 18 tuổi, ở cùng bạn thì bạn là người giám hộ của con, sẽ thay con quản lí tài sản cho đến khi con đủ 18 tuổi.
Như vậy trong trường hợp này, chồng cũ của bạn không thể đòi lại căn nhà đã cho con gái bạn đứng tên nữa.
Nguyên tắc chia tài sản vợ chồng khi ly hôn
– Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để giải quyết.
– Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
– Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
– Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Mời bạn xem thêm:
- Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
- Tài sản riêng khi ly hôn có phải chia đôi không?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty mới, công ty tạm ngưng kinh doanh, giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, tra số mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Video luật sư X giải đáp về Chia tài sản khi ly hôn cho con dưới 18 tuổi
Câu hỏi thường gặp
Bên còn lại có quyền yêu cầu tòa án chia theo đúng quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Sau khi phân chia phần tài sản thuộc quyền của người chồng thì chồng có quyền tặng cho con và không bị ngăn cản.
Tài sản do vợ chồng tạo lập được trong thời kỳ hôn nhân được xem là tài sản của hai vợ chồng, các con không có quyền được chia tài sản sau khi bố mẹ ly hôn. Con cái chỉ được “chia tài sản” khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Bố mẹ thỏa thuận tặng cho con cái một phần hoặc toàn bộ tài sản khi ly hôn;
– Đất đai là tài sản chung của hộ gia đình (thành viên trong hộ gia đình tại thời điểm được nhà nước giao đất cũng bao gồm cả các con).
Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.