Từ trước đến nay, nhà nước ta luôn dành sự quan tâm lớn đến hoạt động chi thường xuyên của ngân sách nhà nước bằng cách xây dựng một hệ thống quy phạm pháp luật về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ của chi thường xuyên. Vậy để có một cái nhìn toàn diện về chi thường xuyên. Chúng ta hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề “Chi thường xuyên là gì? hững đặc điểm của chi thường xuyên.”
Căn cứ pháp lý
Luật ngân sách Nhà nước năm 2015
Nghị quyết 266/2016/UNTVQH14
Chi thường xuyên là gì?
Theo khoản 14 Điều 4 Luật ngân sách Nhà nước năm 2015:
“ Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.”
Như vậy, có thể thấy rằng, ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu và khoản chi được Nhà nước quy định và thực hiện trong một thời gian nhất định.
Về khoản chi ngân sách Nhà nước, khoản 2 Điều 5 Luật ngân sách Nhà nước năm 2015 có quy định, chi ngân sách Nhà nước bao gồm: chi đầu tư phát triển; chi thường xuyên; chi trả nợ lãi; chi viện trợ; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, chi thường xuyên là một phần của hoạt động chi ngân sách Nhà nước.
Khoản 6 Điều 4 Luật ngân sách Nhà nước 2015 cũng quy định về định nghĩa chi thường xuyên như sau:
“Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh”.
Phân loại chi thường xuyên của ngân sách nhà nước
Chi thường xuyên của ngân sách trung ương
Chi thường xuyên của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương được phân cấp trong các lĩnh vực:
- Quốc phòng;
- An ninh và trật tự, an toàn xã hội;
- Sự nghiệp giáo dục – đào tạo và dạy nghề;
- Sự nghiệp khoa học và công nghệ;
- Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;
- Sự nghiệp văn hóa thông tin;
- Sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn;
- Sự nghiệp thể dục thể thao;
- Sự nghiệp bảo vệ môi trường;
- Các hoạt động kinh tế;
- Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị – xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Chi thường xuyên của ngân sách địa phương
Chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở địa phương được phân cấp trong các lĩnh vực:
- Sự nghiệp giáo dục – đào tạo và dạy nghề;
- Sự nghiệp khoa học và công nghệ;
- Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phần giao địa phương quản lý;
- Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;
- Sự nghiệp văn hóa thông tin;
- Sự nghiệp phát thanh, truyền hình;
- Sự nghiệp thể dục thể thao;
- Sự nghiệp bảo vệ môi trường;
- Các hoạt động kinh tế;
- Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị – xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Đặc điểm của chi thường xuyên
Thứ nhất : Các khoản chi NSNN nói chung và chi thường xuyên của NSNN được tiến hành trên cơ sở pháp luật và kế hoạch chi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Thứ hai, chi thường xuyên của Ngân sách Nhà nước nhằm mục tiêu thỏa mãn nhu cầu tài chính cho sự vận hành của bộ máy nhà nước, bảo đảm cho nhà nước thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ của mình.
Thứ ba, chủ thể tham gia quan hệ chi thường xuyên của Ngân sách Nhà nước chủ yếu là các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc bộ máy nhà nước và các tổ chức được nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động.
Thứ tư, chi thường xuyên là những khoản chi mang tính chất tiêu dùng. Các khoản chi thường xuyên chủ yếu là chi cho con người nên nó không làm tăng thêm tài sản hữu hình cho quốc gia.
Các nguyên tắc phân bổ dự toán chi thường xuyên
Các nguyên tắc phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2018 được quy định tại Nghị quyết 266/2016/UNTVQH14 năm 2016. Cụ thể là:
Nguyên tắc thứ nhất
Góp phần thực hiện các mục tiêu; nhiệm vụ chính trị phát triển kinh tế-xã hội; đảm bảo an ninh; quốc phòng của nhà nước; cũng như từng bộ; cơ quan trung ương và từng địa phương trong giai đoạn đến năm 2020; ưu tiên bố trí kinh phí cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề; khoa học và công nghệ; môi trường; y tế và cho địa bàn vùng cao-hải đảo, vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc ít người khó khăn.
Nguyên tắc thứ hai
Phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước ; thúc đẩy từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, phấn đấu giảm dần tỷ lệ chi thường xuyên nhằm cơ cấu lại ngân sách nhà nước trên cơ sở sắp xếp tổ chức lại bộ máy; tinh giảm biên chế; triệt để thực hành tiết kiệm; chống lãng phí; nâng cao hiệu quả hoạt động và thu nhập cho người lao động.
Nguyên tắc thứ ba
Góp phần đẩy mạnh đổi mới khu vực sự nghiệp công gắn với lộ trình điều chỉnh giá, phí theo hướng tính đủ chi phí, kết hợp cơ cấu lại ngân sách trên cơ sở giảm mức hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập, tăng nguồn hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách; khuyến khích xã hội hoá, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển kinh tế-xã hội.
Nguyên tắc thứ tư
Tiêu chí của định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước phải rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và kiểm tra; đảm bảo công bằng, công khai và minh bạch, thúc đẩy cải cách hành chính.
Nguyên tắc thứ năm
Đưa tối đa các khoản chi thường xuyên vào định mức chi quản lý hành chính của các bộ, cơ quan trung ương với yêu cầu triệt để tiết kiệm; giảm các khoản chi hội nghị; hội thảo; các đoàn đi công tác nước ngoài; ưu tiên mức phân bổ kinh phí cho các cơ quan tư pháp, Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Chính phủ.
Các nguyên tắc trên đây được xây dựng để áp dụng trong thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020, đây là thời kỳ đầy biến động của Việt Nam khi nước ta đang trong quá trình hội nhập , đứng trước nhiều cơ hội và thách thức của cách mạng công nghệ 4.0.
Giải quyết vấn đề
Chi thường xuyên có vai trò quan trọng trong nhiệm vụ chi của NSNN; chi thường xuyên đã giúp cho bộ máy nhà nước duy trì hoạt động bình thường để thực hiện tốt chức năng quản lí nhà nước, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội, đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Chi thường xuyên hiệu quả và tiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn NSNN để chi cho đầu tư phát triển; thúc đẩy kinh tế phát triển; nâng cao niềm tin của nhân dân vào vai trò quản lý điều hành của nhà nước.
Mời bạn xem thêm
- Có thể miễn thuế hàng hoá tài trợ phòng, chống dịch hay không?
- Trúng thưởng có phải nộp thuế TNCN hay không?
- Doanh nghiệp nợ thuế trên 90 ngày có bị cưỡng chế hoá đơn hay không?
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề Chi thường xuyên là gì? Những đặc điểm của chi thường xuyên? Mọi thắc mắc, câu hỏi mới của bạn có thể tìm tới Luật sư X để được giải đáp cụ thể, chi tiết hơn. Vui lòng liên hệ theo số hotline: 0833.102.102 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.
Câu hỏi thường gặp
Năm ngân sách là khoảng thời gian khép kín một chu kì ngân sách do pháp luật quy định để thực hiện dự toán ngân sách nhà nước của một quốc gia.
Là các tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Cơ sở kinh doanh sản xuất mua hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì cơ sở kinh doanh xuất khẩu là người là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Khi bán hàng hóa; cơ sở kinh doanh xuất khẩu kê khai và nộp đủ thuế tiêu thụ đặc biệt.
Căn cứ các quy định tại Công văn 896/TCT-KK năm 2016 về đăng ký thuế nêu trên thì cá nhân được cấp một mã số thuế duy nhất; mã số này dùng để khai thuế, nộp thuế cho tất cả các loại thuế mà cá nhân phải nộp.
Khi cá nhân đã được cấp mã số thuế thu nhập cá nhân nhưng Một số trường hợp phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế.
Như vậy nếu đã được cấp mã số thuế cá nhân thì không thể thay đổi mã số khác.