Ngày 07 tháng 01 năm 2021; thay mặt Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã quyết định ký ban hành Chỉ thị 02/CT-NHNN; về việc về tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong hoạt động thẻ ngân hàng. Vậy Chỉ thị 02/CT-NHNN có hiệu lực từ bao giờ? Để làm rõ vấn đề Chỉ thị 02/CT-NHNN có hiệu lực từ bao giờ? , mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của LuatsuX.
Thuộc tính văn bản
Số hiệu: | 02/CT-NHNN | Loại văn bản: | Chỉ thị | |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | Người ký: | Nguyễn Thị Hồng | |
Ngày ban hành: | 07/01/2021 | Ngày hiệu lực: | 07/01/2021 | |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Tóm tắt văn bản Chỉ thị 02/CT-NHNN
Chỉ thị 02/CT-NHNN có hiệu lực từ bao giờ? Chỉ thị 02/CT-NHNN về việc về tăng cường phòng; chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong hoạt động thẻ ngân hàng; có hiệu lực thi hành chính thức từ ngày 07 tháng 01 năm 2022.
Kể từ ngày có hiệu lực; Chỉ thị 02/CT-NHNN về việc về tăng cường phòng; chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong hoạt động thẻ ngân hàng đã ảnh hưởng đến các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:
- Công văn 8458/NHNN-TT năm 2021 về triển khai áp dụng Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành;
- Thông tư 17/2021/TT-NHNN; sửa đổi Thông tư 19/2016/TT-NHNN về hoạt động thẻ ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành;
- Chỉ thị 22/CT-BTTTT năm 2021 về tăng cường công tác phòng ngừa; chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành;
- Thông tư 22/2020/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành;
- Thông tư 28/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành;
- Thông tư 41/2018/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
Nội dung cơ bản của Chỉ thị 02/CT-NHNN
Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã chủ động; tích cực phát huy vai trò; và phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trong công tác phòng; chống, ngăn ngừa, phát hiện; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh toán nói chung; hoạt động thẻ ngân hàng nói riêng, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động thẻ ngân hàng.
Để hạn chế rủi ro, tiếp tục tăng cường kiểm soát; ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thẻ ngân hàng; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN; tổ chức phát hành thẻ (TCPHT); tổ chức thanh toán thẻ (TCTTT); tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (TGTT); và Văn phòng đại diện các tổ chức thẻ quốc tế thực hiện các biện pháp sau:
Việc về tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong hoạt động thẻ ngân hàng đối với các đơn vị thuộc NHNN:
Theo chức năng, thẩm quyền; nhiệm vụ được giao, các đơn vị thuộc NHNN chủ động tham mưu; đề xuất và tổ chức thực hiện các biện pháp sau:
- Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động thẻ ngân hàng; và chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thẻ ngân hàng. Tăng cường rà soát; nắm bắt thông tin về tình hình hoạt động thẻ ngân hàng; từ đó xây dựng kế hoạch tập trung thanh tra để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật (theo thẩm quyền) trong phát hành; và sử dụng thẻ ngân hàng đối với các TCPHT, TCTTT, tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT; đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT), đảm bảo hiệu quả và nghiêm minh.
- Tăng cường phối hợp công tác, trao đổi; chia sẻ thông tin giữa NHNN và các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan chức năng có liên quan trong phòng; chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thẻ ngân hàng.
Việc về tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong hoạt động thẻ ngân hàng đối với các tổ chức phát hành thẻ và tổ chức thanh toán thẻ:
- Kiểm tra, rà soát toàn bộ quy trình; thủ tục, quy định về hồ sơ và hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán; thẻ ngân hàng; trên cơ sở đó sửa đổi; bổ sung; hoàn thiện các quy định nội bộ nêu trên đảm bảo an toàn; bảo mật thông tin khách hàng và tuân thủ quy định pháp luật; rà soát phạm vi sử dụng thẻ ngân hàng trong hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ; hạn mức và tỷ giá trong giao dịch thẻ đảm bảo phù hợp quy định của pháp luật; thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo, cảnh báo của NHNN1 về việc giám sát; kiểm soát hoạt động thẻ ngân hàng; trong đó đặc biệt chú trọng công tác nhận biết và xác minh thông tin khách hàng, ĐVCNT. Quán triệt tới tất cả cán bộ có liên quan trong toàn hệ thống thực hiện đúng các quy định của pháp luật; và quy định, hướng dẫn nội bộ đã ban hành.
- Nâng cao hiệu quả quản trị; điều hành và hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm hạn chế rủi ro, phòng ngừa; ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động thẻ ngân hàng. Tổ chức, phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT giám sát; kiểm tra; rà soát các giao dịch thẻ phát sinh tại ĐVCNT nhằm ngăn chặn: (i) việc sử dụng hạn mức thẻ tín dụng để chuyển tiền; ghi có vào tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ; hoặc thẻ trả trước của khách hàng; hoặc bên thứ ba (không phải ĐVCNT); (ii) giao dịch thanh toán khống tại ĐVCNT (không phát sinh việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ) với mục đích rút tiền mặt; (iii) giao dịch thẻ không phù hợp quy định của pháp luật (liên quan đến hoạt động trò chơi có thưởng; cờ bạc; cá độ, kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, tiền ảo, tiền điện tử…). Rà soát, chấm dứt hợp tác; và có biện pháp xử lý phù hợp đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT, ĐVCNT có hành vi sử dụng thẻ ngân hàng không đúng quy định pháp luật.
- Tăng cường tuyên truyền; hướng dẫn để khách hàng; tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT, ĐVCNT hiểu rõ và sử dụng dịch vụ thẻ an toàn, tuân thủ quy định pháp luật: chủ động chia sẻ; trao đổi thông tin giữa các TCPHT và TCTTT nhằm kịp thời phát hiện các giao dịch đáng ngờ; khuyến cáo; cảnh báo khách hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT, ĐVCNT không sử dụng; hoặc tạo điều kiện cho các đối tượng khác lợi dụng việc sử dụng tài khoản thanh toán; thẻ ngân hàng vào mục đích vi phạm pháp luật, như cho thuê, cho mượn tài khoản thanh toán; mua, bán, thuê, cho thuê thẻ hoặc thông tin thẻ, mở hộ thẻ,…
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật; cơ quan chức năng có liên quan trong việc phát hiện; và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động thẻ ngân hàng theo quy định pháp luật.
Tải xuống Chỉ thị 02/CT-NHNN
Bạn đọc có thể xem trước Chỉ thị 02/CT-NHNN và tải xuống ở đây.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu đăng ký tài khoản ngân hàng với sở kế hoạch đầu tư mới năm 2022
- Cách giao dịch mua nhà qua ngân hàng mới
- Ngân hàng và công ty tài chính khác nhau như thế nào?
- Mẫu công văn điều chỉnh số tài khoản ngân hàng
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Chỉ thị 02/CT-NHNN có hiệu lực từ bao giờ?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân, Thủ tục ly hôn với người Trung Quốc; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Các đơn vị thuộc NHNN, các TCPHT, TCTTT, các tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT, Văn phòng đại diện các tổ chức thẻ quốc tế tổ chức triển khai các nhiệm vụ tại Chỉ thị này và báo cáo kết quả thực hiện về NHNN (Vụ Thanh toán) trước ngày 15/07/2021.
– Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Thủ trưởng các đơn vị thuộc NHNN, Giám đốc NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên. Tổng giám đốc (Giám đốc) các Tổ chức tín dụng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT và Trưởng Văn phòng đại diện các tổ chức thẻ quốc tế chịu trách nhiệm thực hiện Chỉ thị này.
– Triển khai cung ứng dịch vụ TGTT đã được NHNN cấp Giấy phép theo quy định của pháp luật: nghiêm cấm việc sử dụng, lợi dụng dịch vụ TGTT để hỗ trợ cho việc thực hiện các hành vi sử dụng thẻ ngân hàng không đúng quy định pháp luật.
– Kiểm tra, rà soát các quy trình, quy định nội bộ đảm bảo ban hành đầy đủ, an toàn, bảo mật thông tin khách hàng và tuân thủ quy định pháp luật: thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo, cảnh báo của NHNN liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ TGTT. Quán triệt tới tất cả cán bộ có liên quan thực hiện đúng các quy định của pháp luật và các quy trình, hướng dẫn nội bộ đã ban hành.
– Nâng cao hiệu quả công tác tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm hạn chế rủi ro, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến thẻ ngân hàng trong quá trình cung ứng dịch vụ TGTT. Tổ chức, phối hợp với TCPHT, TCTTT nhằm kịp thời phát hiện các giao dịch thẻ đáng ngờ và ngăn chặn:
(i) việc sử dụng hạn mức thẻ tín dụng để chuyển tiền, ghi có vào tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ hoặc thẻ trả trước của khách hàng hoặc bên thứ ba (không phải ĐVCNT);
(ii) giao dịch thanh toán khống tại ĐVCNT (không phát sinh việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ) với mục đích rút tiền mặt;
(iii) giao dịch thẻ không phù hợp quy định của pháp luật (liên quan đến hoạt động trò chơi có thưởng, cờ bạc, cá độ, kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, tiền ảo, tiền điện tử…).
– Phối hợp chặt chẽ với TCPHT, TCTTT và các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan chức năng có liên quan trong việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động thẻ ngân hàng theo quy định pháp luật.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, Văn phòng đại diện các tổ chức thẻ quốc tế làm đầu mối liên lạc, thực hiện hoặc phối hợp thực hiện các biện pháp sau:
– Rà soát, đảm bảo việc hợp tác với các TCPHT, TCTTT, tổ chức chuyển mạch thẻ tại Việt Nam trong cung ứng dịch vụ thẻ cho khách hàng tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như các văn bản chỉ đạo của NHNN3.
– Tăng cường công tác trao đổi, chia sẻ thông tin và cảnh báo đến các TCPHT, TCTTT, tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT danh sách các ĐVCNT có độ rủi ro cao, thực hiện các giao dịch thanh toán thẻ cho hoạt động không phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam (liên quan đến hoạt động trò chơi có thưởng, cờ bạc, cá độ; kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, tiền ảo, tiền điện tử…).