Những năm qua, sức mạnh của mạng xã hội ngày càng lớn mạnh. Số người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam là gần 76 triệu người. Mỗi ngày, người dùng Việt Nam dành tới gần 7 giờ để tham gia các hoạt động trên internet. Vì vậy, thành lập mạng xã hội tại Việt Nam là một lựa chọn sáng giá. Khi thành lập mạng xã hội cần phải có giấy phép mạng xã hội. Điều mà các doanh nghiệp thành lập mạng xã hội quan tâm đó là chi phí xin giấy phép mạng xã hội. Vậy, chi phí xin giấy phép mạng xã hội như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 72/2013/NĐ-CP
- Thông tư 09/2014/TT-BTTTT
- Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT
- Nghị định 27/2018/NĐ-CP
Giấy phép mạng xã hội là gì?
Giấy phép mạng xã hội là giấy phép cho phép thành viên tham gia mạng xã hội trên cơ sở tương tác, chia sẽ, trao đổi, giấy phép mạng xã hội do Bộ thông tin và Truyền thông cấp cho tổ chức, doanh nghiệp xây dựng, vận hành, quản lý mạng xã hội và phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện để thiết lập mạng xã hội theo quy định thì mới được cấp phép.
Theo quy định của pháp luật (Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, Thông tư 09/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông), các website cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến dưới nhiều hình thức phải đăng ký xin giấy phép mạng xã hội trực tuyến và chịu sự quản lý của Cục Quản lý Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
Điều kiện đăng ký giấy phép mạng xã hội trực tuyến
- Tổ chức, doanh nghiệp phải tuân thủ điều kiện xin giấy phép mạng xã hội trực tuyến cụ thể là phải có giấy phép hoạt động theo pháp luật Việt Nam và kinh doanh ngành nghề phù hợp với dịch vụ và nội dung thông tin cung cấp;
- Đôi ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Website mạng xã hội đã đăng ký tên miền phù hợp với quy định của pháp luật (Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT ngày 18/8/2015);
- Có khả năng tài chính, kỹ thuật, tổ chức, nhân sự phù hợp với quy mô hoạt động;
- Có hệ thống biện pháp bảo đảm an toàn và bảo mật cho website mạng xã hội đăng ký.
Quy trình cấp Giấy phép mạng xã hội
Quy trình cấp Giấy phép mạng xã hội được thực hiện qua các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và điều kiện cấp giấy phép
Doanh nghiệp, tổ chức chuẩn bị 02 bộ hồ sơ cấp giấy phép đáp ứng đủ các điều kiện xin giấy phép mạng xã hội (01 bộ nộp Bộ Thông tin và Truyền thông, 01 bộ lưu tại doanh nghiệp, tổ chức xin cấp phép).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Hồ sơ cấp Giấy phép mạng xã hội được nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới cơ quan có thẩm quyền cấp phép: Bộ thông tin và Truyền thông – Cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử. Ngoài ra có thể nộp qua internet.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép
- Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, cấp giấy phép cho doanh nghiệp, tổ chức.
- Trường hợp từ chối, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Bước 4: Báo cáo hoạt động sau cấp giấy phép
Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ mỗi năm một lần và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Thời hạn báo cáo:
Tổ chức, doanh nghiệp có giấy phép mạng xã hội có trách nhiệm gửi báo cáo trước ngày 15 tháng 01 hàng năm.
Hình thức gửi báo cáo
Tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội gửi báo cáo qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo địa chỉ sau: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử – Bộ Thông tin và Truyền thông, tầng 9, tòa nhà 115 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Hồ sơ cấp giấy phép mạng xã hội
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép được lập thành 01 bộ, gồm có:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội (theo mẫu)
- Bản sao hợp lệ bao gồm bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao đối chiếu với bản gốc một trong các loại giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định thành lập (hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận, giấy phép tương đương hợp lệ khác được cấp trước ngày có hiệu lực của Luật đầu tư số 67/2014/QH13 và Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13); Điều lệ hoạt động (đối với các tổ chức hội, đoàn thể).
- Đề án hoạt động có chữ ký, dấu của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép, bao gồm các nội dung chính: Các loại hình dịch vụ; phạm vi; lĩnh vực thông tin trao đổi; phương án tổ chức nhân sự, kỹ thuật, quản lý thông tin, tài chính nhằm bảo đảm hoạt động của mạng xã hội phù hợp với các quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ Khoản 5 Điều 23 Nghị định 27/2018/NĐ-CP; thông tin địa điểm đặt hệ thống máy chủ tại Việt Nam;
- Thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội phải có tối thiểu các nội dung sau: Các nội dung cấm trao đổi, chia sẻ trên mạng xã hội; quyền, trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội; quyền, trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội; cơ chế xử lý đối với thành viên vi phạm thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội; cảnh báo cho người sử dụng các rủi ro khi lưu trữ, trao đổi và chia sẻ thông tin trên mạng; cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các thành viên mạng xã hội với tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội hoặc với tổ chức, cá nhân khác; công khai việc có hay không thu thập, xử lý các dữ liệu cá nhân của người sử dụng dịch vụ trong thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội; chính sách bảo vệ thông tin cá nhân, thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội.”
Lưu ý nội dung hồ sơ xin phép mạng xã hội:
- Hồ sơ phải thể hiện đầy đủ nội dung thông tin về tổ chức, doanh nghiệp, mục đích thiết lập mạng xã hội, loại hình dịch vụ mạng xã hội, đối tượng phục vụ, phạm vi cung cấp dịch vụ, biện pháp quản lý, nhân sự chịu trách nhiệm quản lý, đơn vị cung cấp kết nối internet và máy chủ, các cam kết của doanh nghiệp khi được cấp giấy phép mạng xã hội
- Nội dung hồ sơ phải thể hiện được các phương án để hoạt động, vận hành mạng xã hội của tổ chức, doanh nghiệp, bao gồm: các phương án về tài chính, về kỹ thuật, phương án nhân sự, phương án quản lý thông tin, phương án xác lập quyền nghĩa vụ của người tham gia mạng xã hội và cơ chế giải quyết tranh chấp
- Việc sử dụng mạng xã hội là sự thỏa thuận của người tham gia với đơn vị quản lý mạng xã hội, do vậy trong hồ sơ cần có nội dung về những điều khoản thỏa thuận sử dụng mạng xã hội, làm rõ được quyền nghĩa vụ của các bên.
Chi phí xin giấy phép mạng xã hội
Hầu hết các thủ tục hành chính thực hiện tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đều mất phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
- Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong danh mục phí ban hành kèm theo luật này.
- Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan Nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý Nhà nước được quy định trong danh mục lệ phí ban hành theo luật phí và lệ phí.
Riêng đối với trường hợp xin giấu phép mạng xã hội thì theo quy định của pháp luật hiện hành thì cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục sẽ không phải đóng lệ phí Nhà nước.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đăng ảnh trẻ em lên mạng xã hội có vi phạm pháp luật không?
- Xúc phạm nhân phẩm người khác trên mạng xã hội phạt gì?
- Chửi người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Chi phí xin giấy phép mạng xã hội năm 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xin xác nhận tình trạng hôn nhân; hợp thức hóa lãnh sự; Trích lục ghi chú ly hôn…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Trường hợp giấy phép bị mất hoặc bị hư hỏng không còn sử dụng được, tổ chức, doanh nghiệp có giấy phép gửi văn bản đề nghị cấp lại giấy phép đến cơ quan cấp giấy phép. Văn bản đề nghị phải nêu rõ số giấy phép, ngày cấp của giấy phép đã cấp và lý do đề nghị cấp lại giấy phép. Trường hợp giấy phép bị hư hỏng thì phải gửi kèm theo văn bản giấy phép bị hư hỏng.
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị, cơ quan cấp giấy phép xem xét, cấp lại giấy phép.
Trường hợp từ chối, cơ quan cấp giấy phép có văn bản trả lời, nêu rõ ý do.
Theo quy định tại khoản 22 nghị định 71/2013/NĐ-CP về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng quy định: Giấy phép mạng xã hội có thời hạn theo đề nghị của tổ chức, doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 10 năm. Giấy phép được gia hạn không quá 2 lần, mỗi lần không quá 2 năm.
Trước khi tham gia là thành viên của 1 mạng xã hội, để đảm bảo tính an toàn, bảo mật thông tin cá nhân, tuân thủ đúng quy định của pháp luật, người tham gia (thành viên) có thể tham khảo xem mạng xã hội muốn tham gia có hợp pháp hay không (qua việc tìm hiểu mạng xã hội đã được cấp phép hay chưa)
Để tra cứu giấy phép mạng xã hội, thành viên có thể Truy cập vào trang web trực tuyến của Bộ thông tin và truyền thông Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử : https://abei.gov.vn/ để tra cứu giấy phép mạng xã hội hoặc truy cập vào đường link sau đây để tham khảo danh sách các website đã được cấp giấy phép mạng xã hội tại Việt Nam: https://mic.gov.vn/solieubaocao/Pages/TinTuc/135343/Tong-hop-giay-phep-mang-xa-hoi.html