Quản lý dự án đầu tư là một trong những quan tâm lớn nhất của nhà đầu tư khi thực hiện dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Dù là một việc quan trọng trong quá trình đầu tư nhưng không phải nhà đầu tư cũng nắm rõ được những quy định của luật xoay quanh vấn đề quản lý dự án đầu tư; nhất là chi phí quản lý dự án đầu tư. Vậy chi phí quản lý bao gồm những gì và được quy định như thế nào? Dưới đây là bài viết về vấn đề trên của Luật sư X!
Căn cứ pháp lý:
- Thông tư 09/2019/TT-BXD.
- Nghị định 10/2021/NĐ-CP.
- Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
Chi phí quản lý dự án đầu tư là gì?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 09/2019/TT-BXD; Khái niệm về chi phí quản lý dự án được hiểu như sau:
Chi phí quản lý dự án là các chi phí cần thiết để chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng (không bao gồm chi phí để Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc quản lý dự án đối với các dự án đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư – PPP)
Ngoài ra, khoản 1 điều 30, Nghị định 10/2021/NĐ-CP cũng nêu định nghĩa về quản lý dự án đầu tư như sau:
1. Chi phí quản lý dự án được sử dụng để tổ chức quản lý việc thực hiện và thực hiện các công việc sau:
a) Tổ chức quản lý việc thực hiện các công việc:
Giám sát công tác khảo sát xây dựng; tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình hoặc lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình; công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư; lập, thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng; lập, thẩm tra thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và dự toán xây dựng;
Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng; quản lý hệ thống thông tin công trình; thu thập và cung cấp thông tin dữ liệu phục vụ công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường của công trình; xác định định mức dự toán mới, điều chỉnh định mức dự toán cho công trình; xác định giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình;
Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình; kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, toàn bộ công trình và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo yêu cầu; kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng; lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ, báo cáo đánh giá tác động môi trường, quan trắc và giám sát môi trường trong quá trình thi công xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
Quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng; nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; giám sát, đánh giá đầu tư; nghiệm thu, bàn giao công trình; khởi công, khánh thành (nếu có), tuyên truyền quảng cáo và tổ chức quản lý việc thực hiện các công việc cần thiết khác để phục vụ cho công tác quản lý dự án;
b) Thực hiện các công việc: giám sát, đánh giá đầu tư; thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và thẩm định dự toán xây dựng; xác định dự toán gói thầu xây dựng (trong trường hợp đã có dự toán xây dựng công trình được phê duyệt) và thực hiện các công việc cần thiết khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư.
Để hiểu rõ hơn về chi phí này gồm những gì? chúng ta cần làm rõ khái niệm quản lý dự án đầu tư. Quản lý dự án đầu tư là một hoạt động phức tạp bởi nó đòi hỏi nhà đầu tư phải có sự phát triển chuyên nghiệp đẻ đáp ứng được những yêu cầu của nhà nước về dự án đầu tư.
Quản lý dự án đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1, điều 1, Nghị định 15/2021/NĐ-CP được định nghĩa như sau:
“Quản lý dự án đầu tư xây dựng, gồm: lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế xây dựng; khảo sát xây dựng; cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng; xây dựng công trình đặc thù và thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài; quản lý năng lực hoạt động xây dựng; hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng.”
Từ đó có thể hiểu quản lý dự án đầu tư là xây dựng quá trình lập kế hoạch, theo dõi và kiểm soát tất cả những vấn đề của một dự án đầu tư, đồng thời có thể điều hành mọi thành phàn tham gia vào dự án đó để đạt được mục tiêu của dự án đúng thời hạn trong phạm vi quy định.
Cách tính chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng, chủ đầu tư hay chủ đơn vị xây dựng cần phải thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án đầu tư xây dựng. Theo đó, dự án đầu tư cần có mực chi phí hợp lý. Để thực hiện tốt việc quản lý chi phí dự án đầu tư, đòi hỏi nhà nước phải xây dựng quy định pháp luật rõ ràng về mức chi phí dự án đầu tư.
Chi phí quản lý dự án đầu tư gồm những gì?
Như đã nói ở trên, chi phí để quản lý dự án đầu tư là những chi phí cần thiết để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị đến lúc thực hiện và kết thúc dự án. Theo quy định tại điều 30, Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định về những khoản chi phí quản lý dự án đầu tư bao gồm những khoản như sau:
+ Tiền lương của cán bộ quản lý dự án;
+ Tiền công trả cho người lao động theo hợp đồng;
+ Các khoản phụ cấp lương;
+ Tiền thưởng; phúc lợi tập thể;
+Các khoản đóng góp (bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế;
+ Bảo hiểm thất nghiệp;
+Kinh phí công đoàn, trích nộp khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân được hưởng lương từ dự án);
+ Ưng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý dự án;
+ Thanh toán các dịch vụ công cộng;
+ Vật tư văn phòng phẩm;
+ Thông tin, tuyên truyền, liên lạc;
+ Tổ chức hội nghị có liên quan đến dự án;
+ Công tác phí; t
+ Thuê mướn, sửa chữa, mua sắm tài sản phục vụ quản lý dự án;
+ Chi phí khác và chi phí dự phòng.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Chi phí quản lý dự án bao gồm những gì và được quy định như thế nào? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.
Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua
Hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Chi phí quản lý dự án là các chi phí cần thiết để chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng (không bao gồm chi phí để Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc quản lý dự án đối với các dự án đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư – PPP)
Quản lý dự án đầu tư xây dựng, gồm: lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế xây dựng; khảo sát xây dựng; cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng; xây dựng công trình đặc thù và thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài; quản lý năng lực hoạt động xây dựng; hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Quản lý dự án đầu tư là xây dựng quá trình lập kế hoạch, theo dõi và kiểm soát tất cả những vấn đề của một dự án đầu tư, đồng thời có thể điều hành mọi thành phàn tham gia vào dự án đó để đạt được mục tiêu của dự án đúng thời hạn trong phạm vi quy định.
Xem thêm: Đất thuộc diện quy hoạch có được phép bán hay không?