Chuyển đổi loại hình công ty là một trong những hình thức được công ty, doanh nghiệp lựa chọn để tổ chức lại công ty, doanh nghiệp của mình với mục đích thay đổi cơ cấu về vốn, số lượng cổ đông, số lượng thành viên của công ty… Để có thể thực hiện được thủ tục này thì cá nhân, tổ chức cần nắm rõ các phương thức và chi phí chuyển đổi loại hình cho công ty của mình. Vậy quy định pháp luật về những trường hợp nào sẽ được chuyển đổi loại hình công ty? Chi phí chuyển đổi loại hình công ty hiện nay là bao nhiêu? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp năm 2020
- Thông tư 13/2022/TT-BTC
Tại sao cần chuyển đổi loại hình doanh nghiệp?
Có thể thấy rằng mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ mang những đặc điểm riêng. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, chủ sở hữu lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với quy mô và định hướng của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trong các trường hợp như sau:
– Chuyển đổi theo nhu cầu của doanh nghiệp:
+ Doanh nghiệp muốn huy động thêm vốn (Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên muốn chuyển thành công ty cổ phần để phát hành các loại cổ phần)
+ Doanh nghiệp muốn có tư cách pháp nhân và chuyển sang chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn (Doanh nghiệp tư nhân chuyển thành các loại hình doanh nghiệp khác)
– Chuyển đổi theo quy định của pháp luật: Do thay đổi cơ cấu thành viên, cơ cấu cổ đông ( số lượng thành viên góp vốn vào công ty vượt quá 50 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên phải chuyển thành công ty cổ phần).
Lưu ý: Theo điểm c khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 nếu trong trường hợp số lượng, cơ cấu thành viên, cổ đông không đủ theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, công ty phải làm thủ tục giải thể.
04 trường hợp chuyển đổi loại hình công ty
Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần
– Doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển đổi thành công ty cổ phần theo phương thức sau:
+ Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác.
+ Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn.
+ Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác.
+ Kết hợp các phương thức trên và phương thức khác.
– Công ty phải đăng ký chuyển đổi trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi.
Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
– Công ty cổ phần chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo phương thức sau:
+ Một cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tương ứng của tất cả cổ đông còn lại.
+ Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty.
+ Công ty chỉ còn lại 01 cổ đông.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi công ty chỉ còn lại 01 cổ đông hoặc hoàn thành việc chuyển nhượng theo các phương thức nêu trên thì công ty phải gửi hồ sơ chuyển đổi đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.
Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
– CTCP có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo phương thức sau:
+ Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mà không huy động thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác.
+ Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đồng thời huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn.
+ Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đồng thời chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn.
+ Công ty chỉ còn lại 02 cổ đông.
+ Kết hợp phương thức trên và các phương thức khác.
– Công ty phải đăng ký chuyển đổi trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi.
Chuyển đổi công ty tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh
Công ty tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh khi đáp ứng đủ các điều kiện:
– Doanh nghiệp được chuyển đổi phải có đủ các điều kiện để cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
+ Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh.
+ Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 37, 38, 39 và 41 Luật Doanh nghiệp 2020.
+ Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ.
+ Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
– Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn.
– Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó.
– Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.
Lưu ý:
– Đối với các trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển đổi thành công ty cổ phần; công ty cổ phần chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
– Đối với chuyển đổi công ty tư nhân thành công ty tách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh thì công ty được chuyển đổi đương nhiên kế thừa quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ công ty tư nhân chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ phát sinh trước ngày công ty được chuyển đổi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Chi phí chuyển đổi loại hình công ty là bao nhiêu?
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một trong những trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo Thông tư 47/2019/TT-BTC, phí cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 50.000 đồng/lần.
Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 47/2019/TT-BTC, trường hợp thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp qua mạng sẽ được miễn lệ phí.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp không tự mình thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì có thể thuê các đơn vị có chuyên môn để thực hiện thay. Doanh nghiệp sẽ phải chịu thêm khoản phí cho đơn vị thực hiện dịch vụ.
Đổi tên và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có phải nộp lệ phí trước bạ?
Tại khoản 18 Điều 10 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định về việc miễn lệ phí trước bạ như sau:
Tài sản của tổ chức, cá nhân đã nộp lệ phí trước bạ được chia hay góp do chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, đổi tên tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Căn cứ Khoản 7 Điều 5 Thông tư 13/2022/TT-BTC quy định về tài sản như sau:
Tài sản của tổ chức, cá nhân đã nộp lệ phí trước bạ được chia hay góp do chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, đổi tên tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền được miễn nộp lệ phí trước bạ theo quy định tại khoản 18 Điều 10 Nghị định 10/2022/NĐ-CP.
Trường hợp đổi tên đồng thời đổi chủ sở hữu tài sản, tài sản phải đăng ký lại với cơ quan có thẩm quyền thì chủ tài sản phải nộp lệ phí trước bạ, bao gồm:
– Đổi tên đồng thời thay đổi toàn bộ cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần có cổ đông sáng lập) hoặc toàn bộ cổ đông sở hữu vốn điều lệ lần đầu (đối với công ty cổ phần không có cổ đông sáng lập) hoặc toàn bộ thành viên công ty (đối với loại hình doanh nghiệp khác) hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân (đối với trường hợp bán doanh nghiệp theo quy định tại Điều 192 Luật Doanh nghiệp 2020).
– Đổi tên và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp quy định tại:
Điểm c khoản 2 Điều 202 (Công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển đổi thành công ty cổ phần theo phương thức bán toàn bộ vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác);
Điểm b khoản 1 Điều 203 (Công ty cổ phần chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo phương thức một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty);
Điểm c khoản 1 Điều 204 (Công ty cổ phần chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn theo phương thức chuyển nhượng toàn bộ cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn);
Điều 205 Luật Doanh nghiệp, trừ trường hợp chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân đã là chủ doanh nghiệp tư nhân được chuyển đổi làm chủ.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có được góp vốn vào công ty TNHH không?
- Hồ sơ giải thể chi nhánh công ty cổ phần gồm những gì?
- Có được góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân không?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Chi phí chuyển đổi loại hình công ty năm 2022 là bao nhiêu?” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự… Nếu qúy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ Khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về doanh nghiệp nhà nước như sau:
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Câu trả lời là CÓ. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì Công ty trách nhiệm hữu hạn hoàn toàn có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần và ngược lại.
Câu trả lời là KHÔNG. Mã số doanh nghiệp khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp vẫn được giữ nguyên như mã số cũ của doanh nghiệp trước khi thực hiện chuyển đổi. Mã số doanh nghiệp của hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp được lấy từ mã số thuế của hộ kinh doanh.