Chào Luật sư, tôi nghe nói chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Hiện nay Luật quy định như thế nào về vấn đề này. Để được xem là chỉ dẫn địa lý thì cần đáp ứng những tiêu chí cụ thể nào? Chỉ dẫn địa lý phải đăng ký không theo quy định mới? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Chỉ dẫn địa lý phải đăng ký không theo quy định mới? Để giải đáp thắc mắc của bạn, Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết này nhé.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm Chỉ dẫn địa lý
Từ lâu, người ta đã sử dụng phổ biến những dấu hiệu chỉ dẫn về nguồn gốc địa lí của hàng hoá trong thương mại để phân biệt các sản phẩm trên thị trường. Nhiều địa danh thông thường đã trở thành những chỉ dẫn trong thương mại; được người sản xuất sử dụng như một lợi thế trong kinh doanh.
Trên thế giới; chỉ dẫn địa lí đã được đề cập đến từ rất sớm với những tên gọi khác nhau như: “chỉ dẫn nguồn gốc”; “tên gọi xuất xứ” trong Công ước Paris 1883; Hiệp định Madrid 1891 và Thỏa ước Lisbon 1958.
Chỉ dẫn địa lí là một loại tài sản trí tuệ thuộc quyền sở hữu công nghiệp nói riêng; quyền sở hữu trí tuệ nói chung. Chỉ dẫn địa lý trao quyền sử dụng tên gắn liền với nguồn gốc địa lý của sản phẩm. Bảo hộ pháp lý đối với chỉ dẫn địa lý là cơ sở để ngăn chặn tình trạng hàng giả; hàng nhái và mang lại cho người tiêu dùng sự bảo đảm về nguồn gốc tin cậy của sản phẩm; cũng như chất lượng, danh tiếng gắn liền với truyền thống của địa phương. Ở Việt Nam; khung pháp lý về chỉ dẫn địa lý được ban hành năm 2005 tại Luật Sở hữu trí tuệ trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Tại Việt Nam; pháp luật Sở hữu trí tuệ quy định; chỉ dẫn địa lí (CDĐL) là “dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực; địa phương; vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.”
Chỉ dẫn địa lý phải đăng ký không theo quy định mới?
Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý thuộc về Nhà nước.
Nhà nước cho phép tổ chức; cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức; cá nhận đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.
Thủ tục đăng kí chỉ dẫn địa lý
Tài liệu tối thiểu
– 02 Tờ khai đăng ký Chỉ dẫn địa lý, đánh máy theo mẫu số: 05-CDĐL Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
– Bản mô tả tính chất/chất lượng đặc thù và/hoặc danh tiếng của sản phẩm;
– Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
– Chứng từ nộp phí, lệ phí
Các tài liệu khác (nếu có)
– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được xem xét theo trình tự sau:
– Thẩm định hình thức: 01 tháng
– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
– Thẩm định nội dung: không quá 06 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.
Thời hạn bảo hộ chỉ dẫn địa lý là bao lâu?
Căn cứ vào Khoản 7 Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về hiệu lực về văn bằng bảo hộ như sau:
7. Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.
Theo quy định chỉ dẫn địa lý là đối tượng được bảo hộ vô thời hạn kể từ ngày cấp.
Ai là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý?
Những cơ quan sau đây có quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý:
+ Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý được công nhận thuộc phạm vi một tỉnh.
+ Uỷ ban Nhan dân một tỉnh, được Uỷ ban nhân dân tỉnh khác uỷ quyền khi khu vực địa lý được công nhận thuộc nhiều địa phương.
Cơ quan, tổ chức được Uỷ ban nhân dân tỉnh uỷ quyền quản lý chỉ dẫn địa lý với điều kiện cơ quan, tổ chức này đại diện cho quyền lợi của tất cả tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý (Điều 121.4 Luật SHTT, Điều 18.1 Nghị định 103/2006/NĐ-CP).
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô
- Ai là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt?
- Khi mua ô tô mới, phải đóng những loại thuế nào?
- Theo quy định đối tượng nào không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý
- Quy định pháp luật về cơ quan chỉ đạo trực tiếp phòng chống tội phạm
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Chỉ dẫn địa lý phải đăng ký không theo quy định mới?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; trích lục đăng ký kết hôn ; giải thể công ty; tạm ngừng kinh doanh; Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Đăng ký hộ kinh doanh; Bảo hộ quyền tác giả;… của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Tại khoản 2 Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 về các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp quy định rõ “Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng”. Theo đó, quyền đối với chỉ dẫn địa lý là một quyền sở hữu công nghiệp đặc biệt; và vì thế chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.
Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Tờ khai (2 bản);
+ Mẫu trình bày chỉ dẫn địa lý (10 mẫu, nếu chỉ dẫn địa lý không phải là từ ngữ, kích thước không lớn hơn 80mm x 80mm và không nhỏ hơn 20mm x 20mm );
+ Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm (02 bản);
+ Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý (02 bản);
+ Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
Nhãn hiệu là dấu hiệu mà một thương nhân hoặc một công ty sử dụng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của họ với hàng hóa hoặc dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh.
Chỉ dẫn địa lý được sử dụng để chỉ ra rằng những sản phẩm được nhắc tới có xuất xứ từ một vùng nào đó. Một chỉ dẫn địa lý phải được dành cho tất cả các nhà sản xuất ở khu vực đó sử dụng.