Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ, hay một quốc gia cụ thể. Chỉ dẫn địa lý như là một lời thể hiện chất lượng, uy tín và danh tiếng của sản phẩm do tính chất của nguồn gốc địa danh nơi sản phẩm được tạo ra. Chỉ dẫn địa lý được coi là một trong những đối tượng được bảo hộ theo Luật sở hữu trí tuệ hiện hành. Vậy, chỉ dẫn địa lý có được phép chuyển nhượng hay không? Chúng ta hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019
Nội dung tư vấn
Chỉ dẫn địa lý là gì?
Căn cứ theo khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
…. 22. Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
Theo đó dấu hiệu chỉ dẫn địa lý có thể là:
- Tên địa danh: tên đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố, huyện, tên làng xã như chè Tân Cương, chuối ngự Đại Hoàng; tên ngọn núi, đảo, sông, chợ: Sâm Ngọc Linh, gạo Chợ Đào,…
- Hình ảnh, biểu tượng đặc trưng
- Sản phẩm: nông sản, hàng thủ công nghiệp: chiếu cái Nga Sơn, nón lá Huế
Một số ví dụ cụ thể về chỉ dẫn địa lý:
- Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” (Hòa Bình) cho sản phẩm cam: Cam Cao Phong có vỏ quả màu vàng đậm, tép màu vàng đậm, mùi thơm đặc trưng, mọng nước, vị ngọt đậm.
- Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm hạt tiêu: Hạt tiêu Quảng Trị có vị cay và vị thơm đặc trưng.
Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Để được bảo hộ chỉ dẫn địa lý thì chỉ dẫn đó phải đáp ứng các điều kiện theo luật định.
Tại Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định:
Điều 79. Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng; chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Xem thêm: Chỉ dẫn địa lý là gì?
Các điều kiện trên được hướng dẫn xác định cụ thể như sau:
- Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên; yếu tố về con người quyết định danh tiếng; chất lượng; đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
- Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác.
- Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương.
- Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ.
- Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.
- Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.
Theo quy định trên khi một sản phẩm muốn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý thì phải thỏa mãn cả 2 điều kiện trên. Nếu thiếu một trong hai sẽ không được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Chỉ dẫn địa lý có được phép chuyển nhượng hay không?
Thông thường, đối với quyền sở hữu công nghiệp nói chung; được quy định tại Điều 138 Luật sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung 2009 thì chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác, thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.
Tuy vậy, quyền sở hữu đối với chỉ dẫn lại khác, chúng không được phép chuyển nhượng (theo Khoản 2 Điều 139 Luật sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung 2009).
Xem thêm: Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật hiện hành
Tại sao chỉ dẫn địa lý không được phép chuyển nhượng?
Thứ nhất
Theo Khoản 4 Điều 12 Luật sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009:
“Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước.
Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức; cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.”
Thứ hai
Theo Điều 88 Luật sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009:
Chỉ có nhà nước mới là đối tượng được quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.
Bên cạnh đó, chỉ dẫn địa lý là chỉ đích danh một địa chỉ, một vùng miền với những đặc trưng nổi bật, riêng biệt dễ nhận biết mang tính tích cực; tính thu hút và có lợi ích đối với vùng; địa danh đó. Với bản chất để phát huy; duy trì đặc tính đặc biệt và giữ cho địa danh của mình điều kiện phát triển và thu lợi tức cộng với các ưu điểm là sự sẵn có, tính tự nhiên (văn hóa; tiếng tăm; địa hình; khí hậu…). Mà một địa danh là cố định, do vậy không thể nào là đối tượng để đem ra trao đổi giữa địa phương này với địa phương khác.
Có thể bạn quan tâm
- Nên đăng ký bảo hộ logo dưới dạng nhãn hiệu hay bản quyền?
- Mua bản quyền theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện nay
- Điều kiện đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm, hàng hóa
Thông tin liên hệ Luật sư X:
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Chỉ dẫn địa lý có được phép chuyển nhượng hay không?” Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc! Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức; cá nhân đối với cuộc biểu diễn; bản ghi âm; ghi hình; chương trình phát sóng; tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Theo quy định của pháp luật thì buổi biểu diễn được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài;
– Do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;
– Được định hình trên bản ghi âm; ghi hình được bảo hộ theo quy định tại Điều 30 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
– Chưa được định hình trên bản ghi âm; ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định
– Được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
– Tờ khai đăng ký
– Bản tóm tắt nội dung buổi biểu diễn
– Hai bản sao bản định hình cuộc biểu diễn
– Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn; nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế; chuyển giao, kế thừa;
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Bí mật kinh doanh được hiểu là một dạng thông tin hay tri thức liên quan đến hoạt động sản xuất; kinh doanh, được giữ bí mật và tạo ra các giá trị kinh tế nhất định cho người nắm giữ thông tin đó.