Danh dự, nhân phẩm là một trong những đối tượng được pháp luật bảo vệ. Theo đó, bất kể một hành vi nào nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm đều sẽ bị xử phạt theo quy định. Cụ thể, những hành vi như chê người khác béo cũng có thể bị phạt đến 5 năm tù. Vậy quy định này thế nào, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
- Hiến pháp năm 2013
- Bộ luật Dân sự năm 2015
- Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP
Chê người khác béo là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm
Chê bai người khác là hành vi dùng những lời nói, câu nói trêu ghẹo về khuyết điểm của một người như “mày béo quá”, “dạo này ăn gì mà béo thế?”,… Có thể xuất phát từ sự trêu đùa nhưng hậu quả của nó là thật. Người bị chê sẽ cảm thấy tự ti về ngoại hình, bị miệt thị cũng như dẫn đến trầm cảm. Nghiêm trọng hơn có thể tự sát.
Pháp luật đã quy định rõ ràng, danh dự và nhân phẩm của mỗi người được pháp luật bảo vệ và không được bất cứ ai có thể xâm phạm đến nó. Cụ thể tại Điều 20 Hiến pháp 2013 và Điều 34 Bộ luật dân sự 2015:
Điều 20.
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
=> Như vậy, bất cứ ai dù bố mẹ, ông bà, bạn bè….việc chê người khác béo là hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự, uy tín của người khác. Bên cạnh là hành vi vi phạm, hậu quả của nó có thể rất lớn. Vì vậy, hãy nên cân nhắc trước khi nói ra điều gì bởi ông bà ta có câu “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.
Chê người khác béo, phạt đến 5 năm tù!
Hình thức xử phạt có thể áp dụng ở đây là hình sự hoặc hành chính tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi và hậu quả xảy ra.
Về xử phạt hành chính
Hành vi chê người khác béo chính là việc sử dụng cử chỉ, lời nói nhằm trêu ghẹo và xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác được quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính đến 3.000.000 đồng.
Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;
b) Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
Về chịu trách nhiệm hình sự
Cũng hành vi chê người khác béo nhưng hậu quả để lại lớn hơn, đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự như: xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác; Phạm tội với 02 người trở lên; Với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;….thì người chê béo có thể bị truy cứu với Tội làm nhục người khác. Hành vi này có thể phạt tù đến 5 năm. Cụ thể:
Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Bên cạnh đó, người chê người khác béo cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị chê. Cụ thể, các mức bồi thường gồm: Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại…
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc chê người khác béo, lùn bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Chê người khác béo, phạt đến 5 năm tù!“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân; đăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Bị bôi nhọ danh dự, khởi kiện đòi bồi thường như thế nào?
- Chửi bới và bôi nhọ danh dự người khác có vi phạm pháp luật không?
- Nói xấu bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác bị xử lý thế nào ?
Câu hỏi thường gặp
Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó. Khi con người tạo ra được cho mình những giá trị tinh thần, đạo đức và những giá trị đó được xã hội đánh giá, công nhận thì người đó có danh dự.
Nhân phẩm là toàn bộ phẩm chất mà mỗi con người có được, hay nói cách khác nhân phẩm chính là giá trị làm người của mỗi con người. Nhân phẩm là phẩm chất, giá trị của một con người cụ thể và được pháp luật bảo vệ.
Nhiều người lầm tưởng rằng trang mạng xã hội cá nhân của mìnhlà của riêng mình nên mọi tâm tư tình cảm, thậm chí là bức bội, uất ức để trút bỏ lên đấy để giải tỏa như là tâm sự riêng. Nhưng, một số người lại khai thác giá trị của mạng xã hội để phục vụ cho lợi ích của mình mà họ không chú ý đến tác hại xã hội của nó, chỉ đến khi bị cơ quan có thẩm quyền xử lý họ mới nhận ra đó là vi phạm pháp luật.
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.