Công việc bảo vệ là một trong những công việc thực hiện theo chế độ hợp đồng trong các đơn vị sự nghiệp công lập hay trong các cơ quan hành chính nhà nước. Công việc bảo vệ được thực hiện quan việc ký kết hợp đồng giữa cá nhân trực tiếp làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan hành chính nhà nước. Vậy theo quy định thì các chế độ đối với công việc bảo vệ có giống như những người lao động khi tham gia ký kết hợp đồng tại các doanh nghiệp hay không? Và chế độ trực Tết của bảo vệ ra sao? Khi trực tết, làm thêm vào ngày lễ, tết thì mức lương ra sao? Bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Chế độ trực Tết của bảo vệ năm 2023 như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
“Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).”
Như vậy theo quy định trên, khi đang là bảo vệ của công ty và có ký kết hợp đồng lao động thì sẽ được nghỉ làm việc trong những ngày lễ, tết và hưởng nguyên lương.
Nhân viên bảo vệ có được hưởng tiền lương làm thêm giờ ngày nghỉ lễ?
Theo Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 thì thời gian làm thêm giờ được hiểu như sau:
“Điều 107. Làm thêm giờ
1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.”
Theo khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 thì tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm được tính như sau:
Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
…
Như vậy, theo quy định trên khi bảo vệ làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, nghỉ tết thì sẽ được hưởng ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Không trả lương làm thêm giờ cho người lao động có bị phạt?
Căn cứ theo quy định khoản 1 Điều 6 và khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
“Điều 6. Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
“Điều 16. Vi phạm quy định về tiền lương
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công; không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm; không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
…
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.”
Như vậy, theo quy định trên khi không trả tiền lương làm thêm giờ ngày nghỉ lễ, tết thì có thể sẽ bị xử phạt tiền lên đến đến 50.000.000 đồng cùng với biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Tiền lương làm việc ngày tết có phải chịu thuế TNCN hay không?
- Đốt pháo trái phép ngày Tết có bị xử phạt không năm 2022?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Chế độ trực Tết của bảo vệ năm 2023 như thế nào?” đã được Tư vấn đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới thủ tục công ty tạm ngừng kinh doanh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Trường hợp gây sức ép, buộc người lao động phải đi làm dịp Tết, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động như sau:
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
Chỉ các cơ sở sau đây mới được đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ:
– Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 96/2016/NĐ-CP;
-Trung tâm dạy nghề của các trường Công an nhân dân;
– Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ thuộc Công an từ cấp tỉnh trở lên;
– Các cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 96/2016/NĐ-CP nếu có nhu cầu hoạt động kinh doanh đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ cho cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ khác thì thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp
Điều kiện đăng ký thành lập công ty bảo vệ theo quy định pháp luật như sau:
Tổ chức kinh tế là doanh nghiệp.
Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch phải đáp ứng 02 điều kiện sau đây:Phải có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên.
Không đảm nhận chức vụ chịu trách nhiệm an ninh, trật tự của công ty đã bị tịch thu hồi không thời hạn giấy đăng ký kinh doanh trong 24 tháng liền kề trước đó. Trừ các quy định tại điều 22 của Nghị định này.