Nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo và tử vong ở Việt Nam đang gia tăng hàng ngày. Bất chấp những nỗ lực cải thiện và ngăn chặn của cơ quan nhà nước. Những thói quen xấu của người Việt Nam như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, dinh dưỡng không đủ chất, lười vận động… vẫn là những tác nhân chính đe dọa sức khỏe người dân. Những người mắc bệnh hiểm nghèo có quyền được khám, chữa bệnh theo quy định của Nhà nước. Vậy chế độ trợ cấp hàng tháng cho người mắc bệnh hiểm nghèo như thế nào? hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm y tế 2008
Chế độ trợ cấp hàng tháng cho người mắc bệnh hiểm nghèo
Đối với người tham gia bảo hiểm y tế
Theo Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế quy định: Người tham gia bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng như sau:
- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân; Người có công với cách mạng; Trẻ em dưới 6 tuổi;
- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
- 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật; người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;
- 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
- Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
Bên cạnh đó, người lao động đang làm việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ ốm đau. Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 23, Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội.
Đối với người nghèo
Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg về khám, chữa bệnh cho người nghèo.
Đối tượng được hưởng chế độ khám, chữa bệnh theo Quyết định này gồm người thuộc diện hộ nghèo theo quy định hiện hành của Chính phủ; đồng bào dân tộc thiểu số, đang sinh sống ở các xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn; người thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật và người đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước; người mắc bệnh ung thư, các bệnh hiểm nghèo khác gặp khó khăn không đủ khả năng chi trả viện phí.
Theo đó, người nghèo theo quy định hiện hành về chuẩn hộ nghèo và nhân dân các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được:
- Hỗ trợ tiền ăn khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên với mức tối thiểu 3% mức lương tối thiểu chung/người bệnh/ngày.
- Hỗ trợ tiền đi lại từ nhà đến bệnh viện, từ bệnh viện về nhà và chuyển bệnh viện khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên, các trường hợp cấp cứu, tử vong hoặc bệnh quá nặng và người nhà có nguyện vọng đưa về nhà nhưng không được bảo hiểm y tế hỗ trợ.
- Trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế Nhà nước: Thanh toán chi phí vận chuyển một chiều đi cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km cho một chiều đi tính theo khoảng cách vận chuyển và giá xăng tại thời điểm sử dụng. Cơ sở y tế chỉ định chuyển bệnh nhân thanh toán chi phí vận chuyển cho người bệnh, sau đó thanh toán với Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo.
- Hỗ trợ một phần chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế mà các đối tượng phải cùng chi trả theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn Luật đối với người bệnh phải cùng chi trả từ 100.000 đồng trở lên.
Người mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim hoặc các bệnh khác gặp khó khăn do chi phí cao mà không đủ khả năng chi trả viện phí được hỗ trợ thanh toán một phần viện phí đối với người bệnh phải chi trả cho cơ sở y tế Nhà nước từ 1 triệu đồng trở lên. Trường hợp người bệnh tự lựa chọn cơ sở khám, chữa bệnh thì thanh toán viện phí theo quy định hiện hành.
Mẫu đơn trợ cấp hàng tháng cho người mắc bệnh hiểm nghèo
Có được cấp bảo hiểm bảo trợ bệnh hiểm nghèo không?
Người mắc bệnh hiểm nghèo không được cấp bảo hiểm bảo trợ bệnh hiểm nghèo.
Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 và Nghị định 146/2018/NĐ-CP hiện nay chỉ có quy định về việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng bảo trợ xã hội.
Theo Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP đã quy định 8 nhóm đối tượng được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội, gồm có:
Thứ nhất, trẻ em dưới 16 tuổi không có người nuôi dưỡng thuộc một những trường hợp sau:
- Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
- Mồ côi cả cha và mẹ;
- Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
- Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
- Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
- Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
- Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
- Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Thứ hai, những người thuộc diện thứ nhất đang được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng vẫn đang còn học văn hóa, học nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng một thì sẽ vẫn được tiếp tục hưởng trợ cấp xã hội cho đến khi học hết khóa học đó, nhưng tối đa đến 22 tuổi.
Thứ ba, trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.
Thứ tư, người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ, đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại mục thứ hai (gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).
Thứ năm, nhóm người cao tuổi thuộc một trong những trường hợp sau:
- Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
- Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở ý trên đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.
- Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại mục này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng.
- Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
Thứ sáu, Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.
Thứ bảy, người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.
Thứ tám, trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các mục thứ nhất, thứ ba và thứ sáu đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn (quy định mới).
Như vậy, người mắc bệnh hiểm nghèo không được cấp bảo hiểm y tế theo đối tượng bảo trợ xã hội.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chế độ trợ cấp hàng tháng cho người mắc bệnh hiểm nghèo“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Trợ cấp xã hội cho người bị ung thư 2021 như thế nào?
- Trẻ em bị tim bẩm sinh có được trợ cấp không?
- Mẫu đơn xin trợ cấp người nuôi dưỡng mới năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 4 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:
Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).
Như vậy, hiện nay không có quy định người thuộc hộ cận nghèo mắc bệnh hiểm nghèo được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
Theo Điều 11 Nghị định 70/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu thì:
Cán bộ, chiến sĩ khi đi khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán đối với một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế.
Nếu cán bộ, chiến sĩ công an được Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân cấp thẻ bảo hiểm y tế thì chi phí khám, chữa bệnh do Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định.
Nếu cán bộ, chiến sĩ công an chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế thì chi phí khám bệnh, chữa bệnh của đồng chí do ngân sách Nhà nước đảm bảo theo quy định tại Thông tư 04/2008/TT-BCA(H11) ngày 17/3/2008 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện chế độ thanh toán tiền khám, chữa bệnh trong lực lượng Công an nhân dân.
Trong thời gian nghỉ việc để điều trị bệnh (bao gồm cả nội trú và ngoại trú), sẽ được hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 30/6/2016.
Đơn cử, thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Khoản 3 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền (kể cả điều trị nội trú và ngoại trú). Trong đó, số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.