Cá bộ không chuyên trách là những chức danh rất thường gặp tại các cơ quan Nhà nước của xã, phường, thị trấn. Đây là một trong những vị trí rất dễ bị nhầm lẫn bởi có nhiều người vẫn chưa nắm rõ các thông tin về chức danh cán bộ không chuyên trách này. Vậy ” chế độ thôi việc đối với cán bộ không chuyên trách” được quy định như thế nào?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay nhé.
Chào Luật sư, thời gian vừa qua chồng tôi có được làm một cán bộ không chuyên trách tại cấp xã, giờ chồng tôi muốn thôi việc này thì có được hưởng chế độ gì không ạ?. Tôi xin cảm ơn.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Cán bộ không chuyên trách là gì?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức thì cán bộ được hiểu là công dân Việt Nam, hiện đang giữ các chức vụ, chức danh nhất định theo nhiệm kỳ trong các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị – xã hội cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện thông qua phương thức bầu cử, được bổ nhiệm phê chuẩn và được phân bổ tiêu chỉ tiêu biên chế, hàng tháng được chi trả lương từ Ngân sách nhà nước.
Còn “Không chuyên trách” theo nghĩa tiếng Việt có thể hiểu là không tập trung vào một chuyên môn, một lĩnh vực nhất định, ngoài những nhiệm vụ, công việc được giao thì sẽ phụ trách thêm những nhiệm vụ, công việc khác.
Từ đây có thể hiểu cán bộ không chuyên trách thường là những cán bộ ở cấp xã, phường, thị trấn. Đây cũng là những cán bộ làm việc trong biên chế nhà nước, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đảm nhận các cức vụ trong bộ máy hành chính cấp xã, phương thông qua con đường bầu, bổ nhiệm hoặc phê chuẩn và cùng một lúc được quyền kiêm nhiệm nhiều công việc mà không cần xác định rõ chuyên môn cụ thể trong công việc hay chức danh đang đảm nhiệm.
Cán bộ không chuyên trách cấp xã gồm những ai?
Một số chức danh của cán bộ không chuyên trách cấp xã như:
Phó Chỉ huy trưởng Quân sự; Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc; Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; Phó Chủ tịch Hội Nông dân; Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Văn phòng Đảng ủy; Phụ trách công tác truyền thanh…
Quyền và nghĩa vụ của cán bộ không chuyên trách.
Cán bộ không chuyên trách được hưởng 1 số quyền lợi cũng như phải thực hiện một số nghĩa vụ như:
– Về quyền hạn của cán bộ không chuyên trách:
+ Cán bộ không chuyên trách sẽ được hưởng phụ cấp hàng tháng, phụ cấp kiêm nhiệm và các chế độ, chính sách khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền
+ Được hưởng hỗ trợ chế độ quy định đối với đối tượng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong trường hợp được cử đi công tác, học tập theo lệnh triệu tập của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ đang đảm nhiệm
– Về nghĩa vụ của cán bộ không chuyên trách:
+ Cán bộ không chuyên trách phải chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách, đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước
+ Đảm bảo đời sống cá nhân lành mạnh, tôn trọng nhân dân, luôn giữ thái độ tận tụy để phục vụ nhân dân
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế, điều lệ của cơ quan, tổ chức, đồng thời phải giữ gìn và bảo vệ tài sản công, bảo vệ những bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
+ Phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ để nhằm hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao
+ Trở thành một tấm gương mẫu mực trong việc thực hiện các quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn, chăm chỉ tham gia sinh hoạt với nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân tại nơi cư trú
+ Bảo vệ, quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm những tài sản thuộc quyền sở hữu của nhà nước đã được giao để thực hiện nhiệm vụ được giao, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi tiến hành thực hiện nhiệm vụ.
Chế độ thôi việc đối với cán bộ không chuyên trách
Tại mỗi địa phương khách nhau sẽ có những quy định về chế độ thôi việc đối với cán bộ không chuyên trách khác nhau.
Chẳng hạn như chế độ thôi việc của tỉnh Bình Thuận như sau:
– Chế độ hỗ trợ thôi việc:
Mỗi năm công tác được hưởng chế độ hỗ trợ thôi việc bằng một lần mức lương, phụ cấp hiện hưởng hàng tháng (tính theo ngạch, bậc hoặc lương theo chức vụ và phụ cấp chức vụ, phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức; phụ cấp và trợ cấp bổ sung hàng tháng, phụ cấp kiêm nhiệm đối với người hoạt động không chuyên trách).
– Cách tính thời gian công tác:
Trong trường hợp quá trình công tác ở cấp xã, thôn, khu phố đã đảm nhận nhiều chức danh khác nhau thì được cộng dồn thời gian công tác (trừ các chức danh kiêm nhiệm) để tính hỗ trợ thôi việc. Mức hỗ trợ thôi việc thấp nhất bằng một lần mức lương, phụ cấp hiện hưởng hàng tháng nêu tại khoản 1 Điều này.
Nếu thời gian tính chế độ có tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc: Dưới 03 tháng thì không tính, từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng tính là 1/2 năm, trên 06 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn 01 năm.
Cán bộ không chuyên trách có được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thôi việc không?
Căn cứ theo Điều 43, Điều 44 Luật Việc làm 2013 và Điều 11 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp :
“Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Trường hợp người lao động trên đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp”.
Như vậy, theo quy định này thì đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên, trừ người lao động trên đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình.
Bên cạnh đó theo khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định:
“Điều 4. Cán bộ, công chức
3. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.
Như vậy, theo quy định trên, cán bộ không chuyên trách không làm việc theo hợp đồng lao động hay hợp đồng làm việc nên không đóng bảo hiểm thất nghiệp, do đó bạn không được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi nghỉ việc.
Quy định mức đóng của bảo hiểm xã hội của cán bộ không chuyên trách
Theo quy định của luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, những người là cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn là những đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội, tuy nhiên chỉ ở chế độ hưu trí và tử tuất. Tức là họ không thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp thai sản và trợ cấp thất nghiệp.
Chính phủ quy định trong khoản 3, điều 1, nghị định 29/2013-NĐ:” Những người hoạt động không chuyên trách ở các cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp và chế độ bảo hiểm y tế”. Như vậy, họ chỉ được hưởng trợ cấp chứ không được hưởng lương như các cán bộ chuyên trách khác. Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 , mức đóng bảo hiểm hưu trí, tử tuất của những người là cán bộ không chuyên trách cấp xã bằng 22% mức lương cơ sở( trong đó người làm việc chỉ cần đóng 8%, số còn lại sẽ do UBND xã được ngân sách nhà nước cấp đóng 14%).
Đối với bảo hiểm y tế, mức đóng hàng tháng là 4,5%( trong đó người hoạt động không chuyên trách chỉ cần đóng 1,5%, phần còn lại 3% ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm nhận ngân sách nhà nước và đóng). Nói tóm lại, mỗi tháng, các cán bộ hoạt động không chuyên trách sẽ đóng 8% và ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn đóng 14% còn lại vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Chế độ thôi việc đối với cán bộ không chuyên trách“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký hộ kinh doanh; xác nhận tình trạng hôn nhân; tra cứu thông tin quy hoạch; đăng ký mã số thuế cá nhân; giải thể công ty; tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Hành vi dùng vũ lực trong cướp tài sản
- Vợ ủy quyền cho chồng bán đất được không?
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị trùng thửa
- Số hộ chiếu có bị thay đổi khi cấp lại không
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã không có quy định về thời gian làm việc của cán bộ hoạt động không chuyên trách.
Do đó, ở mỗi các tỉnh thành khác nhau sẽ ban hành riêng các Quyết định liên quan đến thời gian làm việc của cán bộ hoạt động không chuyên trách tại địa phận tỉnh của mình dựa vào nhiều yếu tố khác nhau cùng với quy định chung tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP và những văn bản pháp luật liên quan khác.
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Thứ nhất: Khái niệm
– Cán bộ không chuyên trách cấp xã:
Cán bộ không chuyên trách cấp xã được hiểu là vị trí công tác thuộc bộ máy hoạt động ở xã, phường, thị trấn được bổ nhiệm, phê chuẩn để kiêm nhiệm, đảm bảo nhận nhiều vai trò, chức vụ, nhiệm vụ trong Cơ quan mà không tập trung vào một lĩnh vực.
– Cán bộ chuyên trách cấp xã:
Cán bộ chuyên trách cấp xã là những người được bầu để giữ chức vụ theo nhiệm kỳ ở cấp xã, được xác định bởi một chức danh cụ thể, rõ ràng và chịu trách nhiệm với công việc của mình.
Thứ hai: Số lượng
– Cán bộ không chuyên trách cấp xã:
Được bố trí theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn:
Loại 1: Tối đa 14 người.
Loại 2: Tối đa 12 người.
Loại 3: Tối đa 10 người.
– Cán bộ chuyên trách cấp xã:
Được bố trí theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Như sau:
Loại 1: Tối đa 23 người.
Loại 2: Tối đa 21 người.
Loại 3: Tối đa 19 người.
Thứ ba: Chức vụ, chức danh
– Cán bộ không chuyên trách cấp xã:
+ Văn phòng Đảng ủy.
+ Phó Chỉ huy trưởng Quân sự.
+ Phó Chủ tịch Hội cựu chiến binh.
+ Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc.
+ Phó Chủ tịch Hội Nông dân.
+ Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
+ Văn phòng Đảng ủy.
+ Phụ trách công tác truyền thanh….
– Cán bộ chuyên trách cấp xã:
+ Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy.
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
+ Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân.
+ Chủ tịch Hội Cự chiến binh Việt Nam.
+ Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (Áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông – lâm – ngư – diêm nghiệp và có tổ chức Hội nông dân Việt Nam).
+ Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
+ Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.