Đối với những người lao động phải làm việc trong môi trường độc hại, ngoài việc nhận mức lương cơ bản, họ còn được hưởng thêm một khoản tiền được gọi là phụ cấp. Phụ cấp là một khoản tiền bù đắp cho người lao động vì sự khó khăn, nguy hiểm, hay đặc thù của công việc mà họ phải đối mặt hàng ngày. Các công việc có tính chất độc hại thường liên quan đến ngành công nghiệp hóa chất, sản xuất, khai thác mỏ, xử lý chất thải, và nhiều công việc khác đòi hỏi phải tiếp xúc với các chất độc hại, tia tử ngoại, hay môi trường nguy hiểm. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về chế độ phụ cấp độc hại công nghệ thông tin tại nội dung dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH
Phụ cấp độc hại là gì? Các ngành nghề được hưởng phụ cấp độc hại?
Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có điều luật hay văn bản nào có quy định về khái niệm phụ cấp độc hại.
Dựa trên những quy định về đối tượng, điều kiện hưởng phụ cấp độc hại mà ta có thể hiểu ngắn gọn phụ cấp độc hại như sau: Phụ cấp độc hại được hiểu là khoản phụ cấp mà người sử dụng lao động dành cho người lao động nhằm bù đắp một phần tổn hại về sức khỏe, tinh thần, thậm chí là sự suy giảm khả năng lao động.
Đây là khoản phụ cấp áp dụng đối với người lao động làm công việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại, và tùy thuộc vào từng đối tượng lao động và từng công việc khác nhau mà khoản phụ cấp sẽ khác nhau.
Việc xác định người lao động có thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay không thì chúng ta căn cứ vào Danh mục nghề công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm mới nhất được quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH, bao gồm các nghề sau:
– Khai thác khoáng sản; Cơ khí, luyện kim; Hoá chất; Vận tải; Xây dựng giao thông và kho tàng bến bãi;
– Điện; Thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông; Sản xuất xi măng; Sành sứa, thuỷ tinh, nhựa tạp phẩm, giấy, gỗ; Da giày, dệt may;
– Nông nghiệp và lâm nghiệp (bao gồm trồng trọt, khai thác, chế biến nông, lâm sản, chăn nuối – chế biến gia súc, gia cầm); Thương mại; Phát thanh, truyền hình; Dự trữ quốc gia;
– Y tế và dược; Thuỷ lợi; Cơ yếu; Địa chất; Xây dựng (xây lấp); Vệ sinh môi trường; Sản xuất gạch, gốm, sứ, đá, cát, sỏi, kinh xây dựng, vật liệu xây dựng; Sản xuất thuốc lá;
– Địa chính; Khí tượng thuỷ văn; Khoa học công nghệ; Hàng không; Sản xuất, chế biến muối ăn; Thể dục – Thể thao, văn hoá thông tin; Thương binh và xã hội; Bánh kẹo, bia, rượu, nước giải khát;
– Du lịch; Ngân hàng; Sản xuất giấy; Thuỷ sản; Dầu khí; Chế biến thực phẩm; Giáo dục – đào tạo; Hải quan; Sản xuất ô tô xe máy.
Trong Danh mục trên sẽ quy định chi tiết các công việc trong từng ngành nghề và đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc. Các đặc điểm điều kiện lao động này được chia thành các điều kiện lao động loại 6, loại 5 và loại 4.
Chế độ phụ cấp độc hại công nghệ thông tin như thế nào?
Cách tính mức hưởng phụ cấp độc hại người lao động sẽ có ba trường hợp xảy ra sau đây:
Trường hợp 1: Người lao động là công nhân làm công việc độc hại, nguy hiểm tại các công ty không thuộc nhà nước thì phụ cấp độc hại nguy hiểm sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động trong hợp đồng lao động mà cả hai bên ký kết
Trường hợp 2: Người lao động là công nhân làm công việc độc hại, nguy hiểm tại công ty nhà nước thì phụ cấp độc hại sẽ được tính như sau:
Cụ thể các công ty nhà nước sẽ dựa trên quy định của Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH để xây dựng mức phụ cấp độc hại nguy hiểm như sau:
Điều 11. Một số chế độ phụ cấp lương
Chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
a) Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được áp dụng đối với người lao động làm nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
b) Công ty rà soát phân loại điều kiện lao động theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, so sánh mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của nghề, công việc với điều kiện lao động bình thường để xác định mức phụ cấp, bảo đảm: Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng 5% và cao nhất bằng 10%; nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng nhất 7% và cao nhất 15% so với mức lương của nghề hoặc công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.
c) Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng theo thời gian thực tế làm công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày, làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày.
Theo đó, phụ cấp nguy hiểm đối với công nhân làm công việc độc hại, nguy hiểm tại công ty nhà nước sẽ được trả thấp nhất 5% và cao nhất là 10% mức lương của nghề, công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường. Và phụ cấp nguy hiểm đối với công nhân làm công việc đặc biệt độc hại, nguy hiểm tại công ty nhà nước sẽ được trả thấp nhất 7% và cao nhất là 15% mức lương của nghề, công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.
Trường hợp 3: Người lao động là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Theo quy định của Thông tư 07/2005/TT-BNV thì đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thì phụ cấp độc hại được tính như sau:
Các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức được hưởng phụ cấp độc hại nguy hiểm gồm:
Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.
Phụ cấp độc hại có được miễn thuế thu nhập cá nhân hay không?
Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC), các khoản phục cấp không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN gồm:
– Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
Như vậy các khoản phụ cấp độc hại sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất không qua đấu giá năm 2023
- Thủ tục hưởng thừa kế đất đai năm 2023
- Mẫu đơn đề nghị tách thửa, hợp thửa mới nhất năm 2021
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chế độ phụ cấp độc hại công nghệ thông tin như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về luật về tranh chấp đất đai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về chế độ nâng lương, phụ cấp và trợ cấp như sau:
Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp
Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.
Như vậy, đối với chế độ phụ cấp độc hại sẽ được bên người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng hoặc thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của người sử dụng lao động.
Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH, Khoản 2 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH và Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. Các khoản phụ cấp lương bao gồm:
Phụ cấp chức vụ, chức danh;
Phụ cấp trách nhiệm;
Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
Phụ cấp thâm niên;
Phụ cấp khu vực;
Phụ cấp lưu động;
Phụ cấp thu hút;
Các phụ cấp khác có tính chất tương tự (khoản phụ cấp để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ).
Chế độ tiền lương bao gồm cả các loại phụ cấp sẽ theo nguyên tắc thỏa thuận. Mức lương theo công việc bắt buộc phải trả theo thỏa thuận và không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Còn đối với phụ cấp nó không mang tính bắt buộc tùy thuộc vào chế độ của mỗi công ty cũng như sự thỏa thuận của hai bên. Như vậy, đối với các doanh nghiệp có vốn ngoài nhà nước thì quy định về mức phụ cấp cơm trưa và điện thoại được thực hiện theo quy chế nội bộ, thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động tại hợp đồng lao động.