Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Đoàn Thị Trang, tôi hiện đang làm y tá cho một bệnh viện ở TP Hồ Chí Minh. Hiện tại tôi đang mang thai và thai nhi nay đã được 8 tháng tuổi. Tuy nhiên do đặc thù công việc nên tôi được bố trí đi trực đêm vào một số ngày nhất định, điều này khiến tôi khá lo lắng, bởi nếu tôi đi trực như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Từ đây tôi băn khoăn không rõ pháp luật hiện hành quy định như thế nào về chế độ nghỉ trực của nhân viên y tế khi mang thai. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi chế độ nghỉ trực của nhân viên y tế khi mang thai như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Nhằm có câu trả lời rõ ràng, đầy đủ nhất về vấn đề “Chế độ nghỉ trực của nhân viên y tế khi mang thai như thế nào?” thì chúng tôi xin giải đáp điều đó thông qua bài viết sau đây:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Lao động 2019
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Nhân viên y tế nghỉ thai sản có được hưởng phụ cấp khu vực không?
Trước khi trả lời câu hỏi chế độ nghỉ trực của nhân viên y tế khi mang thai như thế nào thì người lao động làm trong ngành y tế nói chung phải nắm rõ được những phụ cấp mà mình được hưởng, trong số đó có phụ cấp khu vực hay không, bởi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mỗi người lao động. Căn cứ Mục I Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT quy định đối tượng đương hưởng chế độ phụ cấp khu vực như sau:
– Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc và lao động hợp đồng đã được xếp lương theo bảng lương do nhà nước quy định làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.
– Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn.
– Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.
– Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.
– Những người làm việc trong các công ty hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước, quỹ hỗ trợ phát triển và bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (sau đây gọi chung là công ty nhà nước), gồm:
+ Thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị; thành viên Ban kiểm soát.
+ Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng (không kể Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng).
+ Công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh; viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và nhân viên thừa hành, phục vụ làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.
– Những người nghỉ hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng trợ cấp hàng tháng thay lương.
– Thương binh (kể cả thương binh loại B, người hưởng chính sách như thương binh), bệnh binh hưởng trợ cấp hàng tháng mà không phải là người hưởng lương, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Chế độ phụ cấp khu vực chỉ áp dụng cho người đang làm việc và người đang hưởng lương hưu. Còn với trường hợp đang nghỉ hưởng chế độ thai sản thì sẽ không được hưởng lương nói chung và các loại phụ cấp nói riêng.
Chế độ nghỉ trực của nhân viên y tế khi mang thai như thế nào?
Do đặc thù của công việc y tế nên thông thường các bác sĩ, y tá,… phải trực thường xuyên không kể ngày đêm, vậy trong những trường hợp mang thai như chị Trang thì liệu có phải trực hay không thì căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 137 Bộ Luật lao động 2019 như sau:
“Điều 137. Bảo vệ thai sản
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
…”
Như vậy, theo quy định trên thì lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 sẽ không phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa. Theo như chị Trang trình bày thì hiện đang mang thai tháng thứ 8. Do đó chị không phải đi trực ca đêm theo quy định của pháp luật.
Thời gian hưởng chế độ khám thai và chế độ khi sinh con của nhân viên y tế được quy định như thế nào?
Bất kỳ bà mẹ nào khi mang thai đều quan tâm tới những ưu đãi, chế độ mà mình được hưởng. Vậy những người lao động nói chung cũng như người lao động làm trong ngành y tế nói riêng được hưởng ra sao thì căn cứ tại Điều 32, Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi khám thai và thời gian hưởng chế độ khi sinh con, cụ thể như sau:
– Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
(2) Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
– Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
– Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
– Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
– Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật này mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
– Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định tại khoản 4 Điều này thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
– Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
– Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Chế độ nghỉ trực của nhân viên y tế khi mang thai như thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở,… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần viết đơn không?
- Nghỉ việc trong thời gian thử việc báo trước bao nhiêu ngày?
- Mẫu đơn xin nghỉ việc vì con nhỏ ốm
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 3. Mức phụ cấp ưu đãi
6. Đối với công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các đơn vị sự nghiệp y tế nói chung (trừ đối tượng quy định tại điểm b khoản 5 Điều này), viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại cơ quan, đơn vị, trường học thì thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định nhưng không vượt quá mức 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.”
Đồng thời tại khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC hướng dẫn Nghị định 56/2011/NĐ-CP:
“Điều 3. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề y tế
4. Thời gian nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
Như vậy trong thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản thì nhân viên y tế không được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề.
Theo Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động như sau:
“Điều 21. Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
…
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật. “
Theo quy định thì hàng năm người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Như vậy, nhân viên y tế phải làm việc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục việc làm tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH thì được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng một lần.
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV quy định mã số, phân hạng chức danh nghề nghiệp đối với nhân viên y tế như sau:
– Nhóm chức danh bác sĩ, bao gồm:
+ Bác sĩ cao cấp hạng 1 (Mã số: V.08.01.01).
+ Bác sĩ chính hạng 2 (Mã số: V.08.01.02).
+ Bác sĩ hạng 3 (Mã số: V.08.01.03).
– Nhóm chức danh bác sĩ y học dự phòng, bao gồm:
+ Bác sĩ y học dự phòng cao cấp hạng 1 (Mã số: V.08.02.04).
+ Bác sĩ y học dự phòng chính hạng 2 (Mã số: V.08.02.05).
+ Bác sĩ y học dự phòng hạng 3 (Mã số: V.08.02.06).
– Chức danh y sĩ: Y sĩ hạng 4 (Mã số: V.08.03.07).