Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng cho Tổ quốc. Những người trong lực lượng vũ trang là những người được tuyển chọn một cách kỹ lưỡng, đáp ứng các tiêu chuẩn đưa ra. Họ còn được gọi là quân nhân. Quân nhân là những người phục vụ trong Lực lượng vũ trang của đơn vị quân đội của quốc gia (Thuật ngữ “quân nhân” không áp dụng cho những người phục vụ trong ngành Công an, Cảnh sát). Trong thời gian phục vụ trong lực lượng vũ trang, quân nhân cũng được hưởng những chế độ nghỉ ngơi khác nhau, bên cạnh những chế độ nghỉ ngơi định kỳ là chế độ nghỉ phép đặc biệt. Vậy chế độ nghỉ phép đặc biệt của quân nhân như thế nào? Các chế độ nghỉ ngơi khác của quân nhân ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích nhất.
Căn cứ pháp lý
Luật quân nhân chuyên nghiệp, nhân viên công chức quốc phòng năm 2015
Quân nhân chuyên nghiệp là ai?
Quân nhân chuyên nghiệp cũng có thể được hiểu một cách đơn giản là cá nhân phục vụ lâu dài trong quân ngũ thuộc lực lượng nòng cốt của đội ngũ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ nhằm bảo đảm cho công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ khác trong quân đội. Đây là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong công tác giữ vững ổn định an ninh tổ quốc. Trong khi các chiến sĩ công an thực hiện công tác đảm bảo trật tự an ninh trong nước thì quân nhân chuyên nghiệp lại đảm nhận trách nhiệm quan trọng hơn là ngăn chặn mọi thế lực thù địch tấn công phá hoại hòa bình, xâm phạm lãnh thổ quốc gia.
Ngoài thuật ngữ quân nhân chuyên nghiệp, trong quân đội còn rất nhiều các thuật ngữ chuyên ngành khác trong đó có một số thuật ngữ liên quan đến quân nhân chuyên nghiệp như:
– Quân nhân dùng để chỉ chung những người làm trong quân đội. Nếu coi quân đội là một cơ thể sống thì mỗi quân nhân là một tế bào cấu tạo nên cơ thể đó. Vậy nên mỗi tế bào đều được hưởng chất dinh dưỡng (lợi ích) trong cơ thế sống đó (quân đội)
– Quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ là những quân nhân chuyên nghiệp đang làm việc phục vụ cho đất nước trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
– Quân nhân chuyên nghiệp dự bị là công nhân Việt Nam đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật pháp, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ
– Chiến đấu viên cũng là một quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ thuộc bộ phận trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.
Điều kiện trở thành quân nhân chuyên nghiệp
Theo quy định tại Điều 14 Luật quân nhân chuyên nghiệp, nhân viên công chức quốc phòng năm 2015 quy định như sau:
Điều 14. Tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp
1. Đối tượng tuyển chọn:
a) Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trong trường hợp thay đổi tổ chức, biên chế mà chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan;
b) Hạ sĩ quan, binh sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ, đang phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội;
c) Công nhân và viên chức quốc phòng.
2. Đối tượng tuyển dụng:
Công dân Việt Nam không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên.
3. Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn, tuyển dụng gồm:
a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ quân đội;
b) Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với chức danh của quân nhân chuyên nghiệp.
4. Hình thức tuyển chọn, tuyển dụng là xét tuyển hoặc thi tuyển. Trường hợp tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi, xuất sắc hoặc có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ bậc cao thì được tuyển chọn, tuyển dụng thông qua xét tuyển.
Nếu bạn là công dân Việt Nam có mong muốn được trở thành quân nhân chuyên nghiệp làm việc lâu dài trong môi trường quân đội bạn phải đáp ứng những điều kiện của 1 trong 2 hình thức tuyển chọn hoặc tuyển dụng.
– Theo hình thức tuyển chọn, bạn phải thuộc các đối tượng sau đây:
+ Sĩ quan quân đội trong trường hợp thay đổi tổ chức, biên chế khi mà chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan
+ Hạ sĩ quan, binh sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ đang phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội được tham gia tuyển chọn để trở thành quân nhân chuyên nghiệp trong trường hợp đáp ứng được những điều kiện cơ bản theo quy định dưới đây:
> Đảm bảo phẩm chất chính trị, đạo đức, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ quân đội đồng thời phải có sức khỏe để có thể làm việc trong quân đội
> Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với chức danh của quân nhân chuyên nghiệp
> Khi Quân đội nhân dân có nhu cầu biên chế
+ Công nhân và viên chức quốc phòng có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ được tuyển chọn, tuyển dụng vào quân đội nhân dân theo vị trí việc làm hoặc chức danh nghề nghiệp mà không nằm trong danh sách những đối tượng được phong quân hàm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ.
– Theo hình thức tuyển dụng: Khác với tuyển chọn đối tượng tuyển dụng là việc lựa chọn công dân ngoài quân đội là công dân Việt Nam có đủ điều kiện xét tuyển để vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân
+ Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ quân đội
+ Quân đội có nhu cầu tuyển dụng
+ Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với chức danh của quân nhân chuyên nghiệp.
Hình thức tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp là xét tuyển những đối tượng có bằng tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc hệ đại học chính quy hoặc có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ bậc cao còn những đối tượng khác muốn trở thành quân nhân chuyên nghiệp phái tham gia thi tuyển.
Chế độ nghỉ phép đặc biệt của quân nhân như thế nào?
Chế độ nghỉ phép năm:
– Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ phép hằng năm như sau: Dưới 15 năm phục vụ được nghỉ 20 ngày. Từ đủ 15 năm đến dưới 25 năm phục vụ được nghỉ 25 ngày. Từ đủ 25 năm phục vụ trở lên được nghỉ 30 ngày.
– Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng ở đơn vị đóng quân cách xa gia đình được ưu tiên nghỉ phép hằng năm như sau: Đóng quân cách xa gia đình từ 500km trở lên hoặc tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, DK được nghỉ thêm 10 ngày mỗi năm. Đóng quân cách xa gia đình từ 300km đến dưới 500km; đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200km đến dưới 300km và đang hưởng phụ cấp khu vực hệ số từ 0,5 đến 0,7 hoặc tại các đảo hưởng phụ cấp khu vực hệ số từ 0,1 đến dưới 1,0 được nghỉ thêm 5 ngày mỗi năm.
– Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng ở đơn vị đóng quân cách xa gia đình nếu có nguyện vọng thì được gộp số ngày nghỉ phép của 2 năm để nghỉ 1 lần.
Chế độ nghỉ phép đặc biệt:
Ngoài chế độ nghỉ phép hằng năm, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ phép đặc biệt không quá 10 ngày, trong những trường hợp sau đây: Kết hôn; con đẻ, con nuôi hợp pháp kết hôn; bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp chết hoặc đau ốm nặng, tai nạn phải điều trị dài ngày tại các cơ sở y tế; gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra.
Các chế độ nghỉ ngơi khác của quân nhân
Nghỉ hằng tuần
Hằng tuần, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ ngày thứ Bảy và ngày Chủ nhật. Đối với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu hoặc do yêu cầu nhiệm vụ, việc nghỉ hằng tuần do chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ tình hình nhiệm vụ của đơn vị thực hiện cho phù hợp.”
Nghỉ lễ, tết
– Hằng năm, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ ngày lễ, tết theo quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật Lao động và ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22 tháng 12).
Khoản 1 Điều 112 của Bộ luật Lao động 2019:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch)….
– Đối với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu hoặc do yêu cầu nhiệm vụ, việc nghỉ ngày lễ, tết do chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ tình hình nhiệm vụ của đơn vị thực hiện cho phù hợp.
Nghỉ an dưỡng, điều dưỡng
Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ an dưỡng, điều dưỡng theo quy định tại Thông tư số 179/2013/TT-BQP ngày 17 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, quản lý hoạt động các Đoàn an điều dưỡng và chế độ an điều dưỡng trong quân đội.
Nghỉ chuẩn bị hưu
Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quyết định nghỉ hưu, được nghỉ chuẩn bị hưu (nghỉ để chuẩn bị hậu phương gia đình) như sau:
– Từ đủ 20 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 09 tháng;
– Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 12 tháng.
Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có đủ điều kiện nghỉ hưu, nếu có nguyện vọng không nghỉ chuẩn bị hưu (hưởng lương hưu ngay) hoặc nghỉ không đủ thời gian quy định, thì khi nghỉ hưu được hưởng khoản tiền chênh lệnh giữa tiền lương của tháng cuối cùng trước khi hưởng lương hưu với tiền lương hưu tháng đầu tiên đối với số tháng không nghỉ chuẩn bị hưu.
Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng nghỉ chuẩn bị hưu tại gia đình phải đăng ký thời gian nghỉ với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo quy định của Luật Cư trú.
Trong thời gian nghỉ chuẩn bị hưu, nếu mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh phải chữa trị dài ngày, bệnh tâm thần thực hiện theo quy định tại Thông tư số 157/2013/TT-BQP ngày 26 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về quản lý, điều trị, chăm sóc, giải quyết chính sách đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu do Quân đội quản lý bị bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày, bệnh tâm thần.
Khuyến nghị
Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến dịch vụ tư vấn luật dân sự Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Quân nhân làm việc vào ngày nghỉ có được nghỉ bù không?
- Học sĩ quan dự bị có quyền lợi gì?
- Xét lý lịch 3 đời lấy chồng quân đội gồm những ai?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Chế độ nghỉ phép đặc biệt của quân nhân“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến vấn đề tư vấn pháp lý về vấn đề lệ phí đăng ký lại khai sinh. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102. để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương trở lên:
– Giải quyết cho quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc quyền nghỉ phép hàng năm, nghỉ phép đặc biệt.
– Quyết định thời điểm, thời gian, tỷ lệ nghỉ phép hằng năm đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
Việc đình chỉ chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 của Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
Cụ thể nội dung khoản 2 Điều 38 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015 như sau:
Điều 38. Chế độ nghỉ ngơi của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
1. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ ngơi theo quy định của Bộ luật lao động và theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ mà không được bố trí nghỉ hằng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
2. Khi có lệnh động viên, trong thời chiến và trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra lệnh đình chỉ thực hiện chế độ nghỉ ngơi; quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đang nghỉ phải trở về đơn vị.
Căn cứ vào Điều 12 Thông tư 113/2016/TT-BQP quy định:
Điều 12. Chế độ đăng ký khi nghỉ phép hằng năm
1. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phải đăng ký thời điểm, thời gian và nơi nghỉ phép với cơ quan, tổ chức, đơn vị để được giải quyết nghỉ theo chế độ quy định.
2. Trong thời gian nghỉ phép quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có trách nhiệm đăng ký với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi nghỉ phép.