Bất cứ người lao động nào khi làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động, kể cả cán bộ, công chức, viên chức đều được hưởng chế độ phép năm nếu làm đủ thời gian yêu cầu. Chế độ này là một trong những chế độ quan trọng và có ý nghĩa đối với người lao động, nhằm bảo đảm quyền lợi của họ khi làm việc tại các đơn vị, tổ chức. Đối với viên chức, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Chế độ nghỉ phép của viên chức như thế nào? Quy định về ngày nghỉ phép năm của cán bộ, công chức, viên chức ra sao? Viên chức tập sự tối thiểu bao nhiêu tháng? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Quy định về ngày nghỉ phép năm của cán bộ, công chức, viên chức
Vợ chồng anh T là cán bộ công chức làm việc tại tổ chức X. Sắp tới, anh chị dự định xây nhà ở quê cho bố mẹ nên muốn thay phiên nhau nghỉ phép về quê để trông coi, giám sát tiến độ thi công. Khi đó, vợ chồng anh T băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Quy định về ngày nghỉ phép năm của cán bộ, công chức, viên chức như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Theo quy định của Luật viên chức năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2019 viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2019 thì cán bộ là công dân Việt Nam làm việc ở cơ quan hành chính của nhà nước, bên đảng, và các tổ chức chính trị từ trung ương đến địa phương trong biên chế và hưởng lương của ngân sách nhà nước do được bầu cử, bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo thực hiện công vụ theo nhiệm kỳ thông thường là năm năm theo quy định của pháp luật.
Còn công chức cũng là công dân Việt Nam đáp ứng đủ các điều kiện được tuyển dụng, theo vị trí việc làm theo chức danh nghề nghiệp, theo ngạch bậc theo vị trí công việc, bổ nhiệm chức theo yêu cầu tuyển dụng trong cơ quan hành chính của Nhà Nước, của Đảng, của các tổ chức chính trị xã hội từ trung ương đến địa phương, hoặc những người không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân dân chuyên nghiệp trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc những người giữ chức vụ lãnh đạo trong bộ máy của đảng của các đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương của nhà nước hoặc từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập nếu đã tự chủ về tài chính và trong biên chế của nhà nước theo quy định.
Hiện nay, pháp luật đã quy định về quyền nghỉ ngơi của cán bộ, công chức, viên chức thì cũng sẽ được nghỉ hằng năm theo quy định của pháp luật lao động nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện để nghị hằng năm. Nếu cán bộ công chức, viên chức không được nghỉ hằng năm hoặc chưa được nghỉ hết ngày phép năm do nhu cầu của công vụ không thể sắp xếp để nghỉ phép năm thì những ngày chưa nghỉ sẽ được cơ quan, tổ chức đơn vị thanh toán bằng tiền theo quy định.
Đối với những viên chức đã làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt cũng như ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo biên giới có thể thỏa thuận với đơn vị sự nghiệp công lập về việc nghỉ phép năm thành nhiều lần hoặc có thể nghỉ gộp một lần nếu không ảnh hưởng đến việc thực hiện công vụ và yêu cầu việc làm.
Do đó, chế độ nghỉ phép năm của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 cụ thể như sau:
Cán bộ, công chức, viên chức sẽ được nghỉ phép năm nếu đã công tác tại cơ quan đơn vị từ đủ mười hai tháng làm việc thì sẽ được hưởng nguyên lương và nghỉ hằng năm tùy theo tính chất công việc như sau:
+ Cán bộ, công chức, viên chức sẽ được nghỉ mười hai ngày làm việc không tính các ngày nghỉ hằng tuần nếu làm việc trong điều kiện bình thường đơn giản nhất theo quy định.
+ Hiện nay, Bộ lao động thương binh và xã hội đã cùng bộ y tế chủ trì phối hợp để ban hành các danh mục các công việc nặng nhọc, nguy hiểm độc hại thì những cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt như vậy thì sẽ được nghỉ phép năm là mười bốn ngày làm việc khi đáp ứng đủ điều kiện nghỉ phép năm.
+ Nếu cán bộ, công chức, viên chức làm việc những công việc nằm trong danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành thì sẽ được nghỉ phép năm mười sáu ngày làm việc.
Số ngày nghỉ hàng năm của cán bộ công chức viên chức sẽ được tăng thêm theo thâm niên làm việc tại một cơ quan, doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động, cứ 5 năm được nghỉ thêm một ngày.
Nếu cán bộ, công nhân viên chức có thời gian làm việc có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hàng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc thực tế mà cán bộ, công chức viên đã làm việc và có thể được thanh toán bằng tiền.
Chế độ nghỉ phép của viên chức như thế nào?
Chị T vừa qua đã đỗ kỳ thi viên chức tại một trường đại học thuộc tỉnh N. Chị T nhận công tác được một thời gian, tuy nhiên sắp tới gia đình chị T dự định sẽ đi du lịch cùng nhau nên chị T muốn xin nghỉ phép. Khi đó, chị T băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Chế độ nghỉ phép của viên chức như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Tại Điều 13 Luật viên chức 2010 có quy định về Quyền của viên chức về nghỉ ngơi như sau:
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ hằng năm như sau:
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Căn cứ theo quy định hiện hành, trong trường hợp viên chức làm công việc trong điều kiện bình thường thì sẽ được nghỉ phép năm tối đa 12 ngày. Nếu viên chức làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì sẽ được nghỉ phép năm tối đa 14 ngày và sẽ được nghỉ 16 ngày nếu viên chức làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Mời bạn xem thêm: mẫu đơn thừa kế quyền sử dụng đất
Viên chức tập sự tối thiểu bao nhiêu tháng?
Vừa rồi, cơ quan hành chính cấp huyện tỉnh N có tổ chức tuyển viên chức tập sự vào giúp một số công việc nội bộ. Tuy nhiên, chị P mới vào làm nên chưa biết chế độ dành cho viên chức tập sự hiện hành như thế nào. Về thời gian làm việc, chị P băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Viên chức tập sự tối thiểu bao nhiêu tháng, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Tại Điều 27 Luật viên chức 2010 có quy định về chế độ tập sự tập sự tối thiểu của viên chức như sau:
1. Người trúng tuyển viên chức phải thực hiện chế độ tập sự, trừ trường hợp đã có thời gian từ đủ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.
2. Thời gian tập sự từ 03 tháng đến 12 tháng và phải được quy định trong hợp đồng làm việc.
3. Chính phủ quy định chi tiết chế độ tập sự.
Theo đó, thời gian viên chức tập sự tổi thiểu là 03 tháng.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Chế độ nghỉ phép của viên chức như thế nào?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 19 Luật viên chức 2010 có quy định về những việc viên chức không được làm như sau:
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.
3. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
4. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.
5. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
6. Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
– 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
– 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
– 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.