Xin chào Luật sư. Gia đình tôi có ba người con và có một con trai út, vừa rồi cháu vừa tốt nghiệp Đại học, hiện nay gia đình muốn định hướng cho cháu học sĩ quan dự bị đúng với đam mê của cháu từ trước đây. Tôi có thắc mắc rằng quy định về tiêu chuẩn và hồ sơ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị hiện nay được quy định như thế nào? Sẽ cần phải có những hồ sơ gì để tuyển chọ đào tạo sĩ quan dự bị và hiện nay chế độ nghỉ phép của học viện sĩ quan là bao lâu? Gia đình khá hoang mang về những quy định này, mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn có câu trả lời cho những thắc mắc nêu trên.
Căn cứ pháp lý
Đối tượng tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định về đối tượng tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị bao gồm:
– Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ;
– Hạ sĩ quan dự bị, cán bộ, công chức, viên chức và công dân tốt nghiệp đại học trở lên;
– Sinh viên khi tốt nghiệp đại học.
Tiêu chuẩn tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị
Tiêu chuẩn tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định như sau:
– Tiêu chuẩn chung:
+ Đối tượng quy định tại mục 1 có lịch sử chính trị của gia đình và bản thân rõ ràng, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc có đủ tiêu chuẩn chính trị để bồi dưỡng phát triển thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam;
+ Có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân; có trình độ, kiến thức chuyên môn, học vấn, tuổi đời phù hợp với từng đối tượng;
+ Sức khỏe từ loại 01 đến loại 03 theo quy định tuyển chọn sức khỏe tuyển quân, tuyển sinh quân sự của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
– Tiêu chuẩn cụ thể:
+ Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ, hạ sĩ quan dự bị đã giữ chức phó trung đội trưởng hoặc cán bộ tiểu đội và tương đương;
Tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, nếu thiếu, tuyển chọn đến tốt nghiệp trung học cơ sở, với người dân tộc thiểu số tuyển chọn trình độ học vấn lớp 7 trở lên; tuổi đời đối với quân nhân chuyên nghiệp không quá 35, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ và hạ sĩ quan dự bị không quá 30;
+ Cán bộ, công chức, viên chức tuổi đời không quá 35; riêng đào tạo sĩ quan dự bị ngành y, dược, tuổi đời không quá 40; đào tạo sĩ quan dự bị chính trị phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam;
+ Công dân tốt nghiệp đại học trở lên, tuổi đời không quá 35; sinh viên khi tốt nghiệp đại học, tuổi đời không quá 30.
Quy định về tuyển chọn, xét duyệt, gọi đào tạo sĩ quan dự bị
Việc tuyển chọn, xét duyệt, gọi đào tạo sĩ quan dự bị theo Điều 6 Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định như sau:
(1) Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện tuyển chọn cán bộ, công chức, viên chức, công dân tốt nghiệp đại học trở lên và hạ sĩ quan dự bị đang lao động, làm việc hoặc cư trú tại địa phương, báo cáo Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội xét duyệt;
Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Bộ Tư lệnh Quân khu thẩm định. Sau khi có kết quả thẩm định của Bộ Tư lệnh quân khu, kết quả xét duyệt của Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện trình Chủ tịch UBND cùng cấp quyết định gọi từng người đi đào tạo sĩ quan dự bị.
(2) Bộ Giáo dục và Đào tạo giao chỉ tiêu, hướng dẫn các học viện, trường đại học (trừ các học viện, nhà trường thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an) tuyển chọn, xét duyệt sinh viên khi tốt nghiệp đại học đi đào tạo sĩ quan dự bị;
Thẩm định kết quả xét duyệt, đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định; giám đốc, hiệu trưởng các học viện, trường đại học trao quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gọi đào tạo sĩ quan dự bị đến từng sinh viên.
(3) Đơn vị cấp dưới trực tiếp đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng tổ chức tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ đi đào tạo sĩ quan dự bị theo kế hoạch được giao. Đơn vị cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng thẩm định nhân sự và quyết định gọi từng người đi đào tạo sĩ quan dự bị.
(4) Các đối tượng được tuyển chọn đi đào tạo sĩ quan dự bị quy định tại (1), (2) và (3) có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị và chấp hành quyết định gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị của cấp có thẩm quyền.
(5) Các bộ, UBND cấp tỉnh được giao tuyển chọn nguồn đào tạo sĩ quan dự bị có trách nhiệm bảo đảm quyền lợi cho đối tượng được gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị theo quy định của pháp luật.
(6) Nguồn kinh phí:
– Kinh phí bảo đảm tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị cho Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi hằng năm của Bộ Quốc phòng;
– Kinh phí tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị cho Hạ sĩ quan dự bị, cán bộ, công chức, viên chức và công dân tốt nghiệp đại học trở lên do ngân sách địa phương bảo đảm;
– Kinh phí bảo đảm tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị cho sinh viên khi tốt nghiệp đại học do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hồ sơ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị
Hồ sơ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị theo Điều 7 Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định như sau:
– Hồ sơ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị, gồm:
+ Bản sơ yếu lý lịch tự thuật, có xác nhận của Chủ tịch UBND cấp xã nơi cư trú hoặc Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi lao động, học tập, làm việc (đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, công dân tốt nghiệp đại học trở lên, sinh viên khi tốt nghiệp đại học và hạ sĩ quan dự bị);
+ Hồ sơ quân nhân (đối tượng là quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ);
+ Bản thẩm tra xác minh lý lịch;
+ Phiếu (giấy) khám sức khỏe;
+ Bản sao chụp các văn bằng, chứng chỉ, bản công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền.
– Trách nhiệm lập hồ sơ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị
+ Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện lập hồ sơ đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, công dân tốt nghiệp đại học trở lên và hạ sĩ quan dự bị; Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm cung cấp hồ sơ;
+ Cấp trung đoàn và tương đương trở lên lập hồ sơ đối tượng quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ;
+ Các học viện, trường đại học lập hồ sơ đối tượng sinh viên khi tốt nghiệp đại học.
– Thời gian hoàn thành lập hồ sơ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có trách nhiệm lập hồ sơ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị báo cáo cấp có thẩm quyền quy định tại (1), (2) và (3) mục 3 là 30 ngày, trước ngày thông báo có mặt nhập học tại các học viện, nhà trường Quân đội.
– Các học viện, nhà trường Quân đội được giao đào tạo sĩ quan dự bị, trong thời gian đào tạo có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ sĩ quan dự bị (hồ sơ gốc) trên cơ sở hồ sơ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị, nội dung bổ sung, hoàn thiện gồm:
+ Lý lịch sĩ quan dự bị;
+ Quyết định phong quân hàm sĩ quan dự bị;
+ Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị và các giấy tờ khác có liên quan.
Kết thúc khóa đào tạo, bàn giao hồ sơ về Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi sĩ quan dự bị cư trú hoặc lao động, làm việc.
Chế độ nghỉ phép của học viện sĩ quan như thế nào?
Thông tư số 153/2017/TT-BQP ngày 26-6-2017 của Bộ Quốc phòng quy định chế độ nghỉ của sĩ quan QĐND Việt Nam như sau:
a) Chế độ nghỉ phép năm:
– Sĩ quan được nghỉ phép hằng năm như sau: Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày. Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày. Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày.
– Sĩ quan ở đơn vị đóng quân xa gia đình (vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ); người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm 10 ngày đối với các trường hợp: Đóng quân cách xa gia đình từ 500km trở lên. Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300km trở lên. Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, DK.
– Sĩ quan ở đơn vị đóng quân xa gia đình (vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ); người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ 5 ngày đối với các trường hợp: Đóng quân cách xa gia đình từ 300km đến dưới 500km. Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200km trở lên và có hệ số khu vực 0,5 trở lên. Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực.
– Sĩ quan ở đơn vị đóng quân xa gia đình (vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ); người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân), do yêu cầu nhiệm vụ không thể nghỉ phép năm được, thì năm sau chỉ huy đơn vị xem xét, quyết định cho sĩ quan thuộc quyền được nghỉ bù phép năm trước. Trường hợp đặc biệt, do yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị vẫn không bố trí cho sĩ quan đi phép được thì được thanh toán tiền lương đối với những ngày chưa được nghỉ phép năm theo quy định.
b) Chế độ nghỉ phép đặc biệt:
Ngoài chế độ nghỉ phép hằng năm, sĩ quan được nghỉ phép đặc biệt mỗi lần không quá 10 ngày đối với các trường hợp:
– Sĩ quan kết hôn; con đẻ, con nuôi hợp pháp kết hôn.
– Gia đình gặp khó khăn đột xuất do bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp (cả bên chồng và bên vợ); vợ (hoặc chồng); con đẻ, con nuôi hợp pháp đau ốm nặng, tai nạn rủi ro, hy sinh, từ trần hoặc bị hậu quả thiên tai nặng.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Có thể bạn quan tâm
- Quy trình tham gia nghĩa vụ quân sự
- Đi nghĩa vụ quân sự có được về phép không?
- Đi nghĩa vụ quân sự có được hút thuốc không?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Chế độ nghỉ phép của học viện sĩ quan năm 2023 như thế nào?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến tư vấn pháp lý về xin trích lục quyết định ly hôn…, Luật sư X, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp:
Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thừa hành nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền;
Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức trách được giao; bảo đảm cho đơn vị chấp hành triệt để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội, sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào;
Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu sĩ quan có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trong trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.
Hạ sĩ quan và binh sĩ nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau:
Trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi bị nghiêm cấm
Cản trở, chống đối việc thực hiện nghĩa vụ quân sự
Khám sức khỏe thực hiện hành vi gian dối để không đi nghĩa vụ quân sự
Lợi dụng quyền hạn, chức vụ để làm trái quy định về việc đi nghĩa vụ quân sự
Sử dụng binh sĩ, hạ sĩ quan trái phép và không đúng quy định của Pháp luật Nhà nước Việt Nam
Xâm hại sức khỏe, thân thể hay xúc phạm nhân phẩm, danh dự của binh sĩ, hạ sĩ quan
Mức phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, binh sĩ được tính theo công thức nêu tại Thông tư số 79/2019/TT-BQP như sau:
Phụ cấp quân hàm = Mức lương cơ sở x hệ số phụ cấp quân hàm hiện hưởng