Mặc dù đang trong thời bình nhưng để một đất nước có thể phát triển ổn định, đảm bảo trật tự xã hội và chính trị thì lúc nào cũng phải có một lực lượng vũ trang mạnh và chuyên nghiệp. Việc tham gia nghĩa vụ quân sự giúp công dân làm quen với môi trường quân sự, luyện tính khiên nhẫn, sống có quy tắc và học được các kỹ năng chiến đấu luôn sẵn sàng tham chiến nếu không may chiến tranh xảy ra. Sau khi hoàn thành chế độ nghĩa vụ quân sự sẽ được hưởng các chế độ chính sách khi xuất ngũ như thế nào? Để giải đáp thắc mắc này mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Nghĩa vụ quân sự 2015
Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ
Các hạ sĩ quan, binh sĩ phải trải qua thời gian phục vụ tại quân ngũ nhằm rèn luyện tính kỹ luật, thể chất cũng như các kiến thức và thực hành cho quân sự, chiến trường,… Hiện nay thời gian phụ vụ tại ngũ của hạn sĩ quan, binh sĩ theo quy định là 24 tháng. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp phải kéo dài thời hạn này, cụ thể quy định như sau:
Theo Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định như sau:
- Thời gian phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:
- Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
- Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
- Thời gian phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
Như vậy, thời gian phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng và có thể kéo dài không quá 06 tháng nếu thuộc các trường hợp theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015.
Chế độ chính sách khi xuất ngũ như thế nào?
Việc công dân nhập ngũ là việc thực hiện nghĩa vụ với đất nước, thời gian tham gia quân ngũ rất dài cũng chính vì thế khi xuất ngũ cần có những chính sách phù hợp để bù đắp một phần công sức đóng góp cũng như thời gian của binh sĩ. Cũng chính vì thế nhiều người thắc mắc về quy định chế độ chính sách khi xuất ngũ năm 2023, cụ thể như sau
Theo Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP, hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được hưởng các quyền lợi gồm:
- Trợ cấp xuất ngũ một lần;
- Trợ cấp thêm khi kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ;
- Trợ cấp tạo việc làm;
- Chế độ Bảo hiểm xã hội.
Cụ thể:
Trợ cấp xuất ngũ một lần
Khoản 1 Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP nêu rõ, cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định tại thời điểm xuất ngũ. Tức:
Trợ cấp xuất ngũ một lần = Số năm phục vụ tại ngũ x 02 tháng tiền lương cơ sở
Theo đó, trường hợp có tháng lẻ được tính như sau:
- Dưới 01 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ;
- Từ đủ 01 – đủ 06 tháng: Trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở;
- Từ trên 06 tháng – 12 tháng: Trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.
Đáng chú ý, từ này 01/7/2023 sẽ chính thức tăng mức tiền lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng (mức lương cơ sở hiện đang áp dụng là 1,49 triệu đồng) theo tinh thần Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Do đó, hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ sau thời điểm 01/7/2023 cũng sẽ được tăng mức trợ cấp xuất ngũ một lần.
Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ có thời gian nhập ngũ đủ 24 tháng, trợ cấp xuất ngũ một lần như sau:
Trước 01/7/2023 | Từ 01/7/2023 | |
Trợ cấp xuất ngũ một lần | 2 x 2 x 1,49 triệu đồng = 5.96 triệu đồng | 2 x 2 x 1,8 triệu đồng = 7,2 triệu đồng |
Trợ cấp thêm khi kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ
Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP:
– Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ đủ 30 tháng khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng;
– Nếu xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 – dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
Như vậy, ngoài khoản trợ cấp bằng ít nhất 02 lần mức lương cơ sở nêu trên, hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ năm có thời gian kéo dài thời gian phục vụ được hưởng thêm một khoản trợ cấp.
Trợ cấp tạo việc làm
Theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP, hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ quân sự khi xuất ngũ được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ.
Như đã trình bày ở phần trước, từ 01/7/2023 sẽ chính thức tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng. Do đó, trường hợp binh sĩ, hạ sĩ quan xuất ngũ sau thời điểm này cũng được tăng mức trợ cấp tạo việc làm. Cụ thể:
Trước 01/7/2023
Từ 01/7/2023
Trợ cấp tạo việc làm
6 x 1,49 triệu đồng = 8.94 triệu đồng
6 x 1,8 triệu đồng = 10,8 triệu đồng
Bảo hiểm xã hội một lần
Theo điểm d khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn được hưởng BHXH một lần khi xuất ngũ nếu có nhu cầu.
Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, mỗi năm được 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Trong đó:
– Nếu sau khi xuất ngũ mà được thanh toán tiền BHXH một lần thì khoảng thời gian đó không được cộng vào thời gian tham gia BHXH.
– Nếu xuất ngũ mà không hưởng trợ cấp BHXH một lần thì thời gian đóng BHXH được cộng nối thời gian công tác có đóng BHXH sau này để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định.
Chế độ đào tạo, học nghề, giải quyết việc làm khi xuất ngũ
Hiện nay, một trong những mối quan tâm của các binh sĩ khi tham gia quân ngũ là về vấn đề học nghề, giải quyết việc làm sau xuất ngũ do thời gian tham gia quân ngũ là 24 tháng và có thể bị kéo dài hơn trong một số trường hợp, cũng vì thế nên nhiều binh sĩ lo lắng sau khi xuất ngũ sẽ khó quay hay bắt kịp thị trường lao động hiện nay. Vậy chế độ đào tạo, học nghề, giải quyết việc làm khi xuất ngũ được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về nội dung và mức hỗ trợ đào tạo nghề như sau:
Nội dung và mức hỗ trợ đào tạo nghề
- Các đối tượng theo quy định tại Điều 14 Nghị định này tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng được hỗ trợ:
a) Miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn;
b) Vay vốn để tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng theo quy định của chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. - Các đối tượng theo quy định tại Điều 14 Nghị định này tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp được cấp thẻ đào tạo nghề có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm đào tạo nghề và có giá trị sử dụng trong 01 năm kể từ ngày cấp.
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng quy định tại Điều 14 Nghị định này.
Theo đó, bộ đội xuất ngũ được hỗ trợ đào tạo nghề như sau:
- Bộ đội xuất ngũ tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng được hỗ trợ:
- Miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn;
- Vay vốn để tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng theo quy định của chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
- Bộ đội xuất ngũ tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp được cấp thẻ đào tạo nghề có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm đào tạo nghề và có giá trị sử dụng trong 01 năm kể từ ngày cấp.
Căn cứ Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định về chế độ trợ cấp, trợ cấp tạo việc làm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ, cụ thể như sau:
Chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần, trợ cấp tạo việc làm, cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ
- Ngoài chế độ bảo hiểm xã hội một lần được hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp xuất ngũ một lần, cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ. Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau: Dưới 01 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ; từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở; từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.
- Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng; trường hợp nếu xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
- Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự khi xuất ngũ được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ.
- Hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được đơn vị trực tiếp quản lý tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ, mức chi 50.000 đồng/người; được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú theo quy định hoặc cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông) và phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Chế độ chính sách khi xuất ngũ“ đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Lỗi vượt xe tại nơi cấm vượt. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 3 Nghị định 27/2016/NĐ-CP có quy định về chế độ nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ như sau:
Chế độ nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ
Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
Hạ sĩ quan, binh sĩ là học viên các học viện, nhà trường trong, ngoài Quân đội, thời gian học từ một năm trở lên có thời gian nghỉ hè giữa hai năm học thì thời gian nghỉ này được tính là thời gian nghỉ phép và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
Trường hợp đặc biệt do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán bằng tiền. Mức tiền thanh toán một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh.
Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
Theo quy định tại Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong quân đội vào thời bình sẽ được xuất ngũ khi đáp ứng các điều kiện sau:
Hạ sĩ quan, binh sĩ đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 của Luật này thì được xuất ngũ.
Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn khi được Hội đồng giám định y khoa quân sự kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ hoặc các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1; các điểm a, b và c khoản 2 Điều 41 của Luật này.
Theo quy định tại Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết xuất ngũ trong thời bình được quy định như sau:
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định xuất ngũ hằng năm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ.
Chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên quyết định xuất ngũ đối với từng hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền; tổ chức lễ tiễn hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giao quân.
Thời gian xuất ngũ phải được thông báo trước 30 ngày cho hạ sĩ quan, binh sĩ và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi giao quân hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập trước khi nhập ngũ.
Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và cơ quan, tổ chức phải tổ chức tiếp nhận hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ.