Theo quy định của pháp luật nước ta; thì có rất nhiều các loại trợ cấp phụ cấp; tuy nhiên có lẽ phụ cấp độc hại nguy hiểm dành cho những lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc; độc hại; nguy hiểm là được quan tâm nhất. Bởi lẽ đây là 1 khoản tiền bù đắp xứng đáng dành cho những người lao động đã bỏ công sức; sức khỏe cống hiến cho công việc. Nhưng dường như chỉ có khoản phụ cấp đó là chưa đủ đối với công sức của họ; nên pháp luật đã có sự quy định về chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật. Vậy chế độ này được thể hiện cụ thể như thế nào?
Mời bạn đọc cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định?
Căn cứ pháp lý
Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH
Nội dung tư vấn
Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật là gì
Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật là việc thông qua sử dụng một số hiện vật có giá trị dinh dưỡng cao; nhằm tác dụng giảm bớt hậu quả của các yếu tố độc hại mà những người lao động phải đối mặt trong môi trường làm việc có yếu tố nguy hiểm; độc hại.
Những hiện vật bồi dưỡng thường là trứng; sữa, hoa quả;… những sản phẩm này dễ sử dụng và có tác dụng tốt trong việc tăng sức đề kháng của cơ thể người lao động; phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.
Đây là một quy định có tính nhân văn cao của luật lao động hiện nay; quy định này không chỉ góp phần bảo vệ sức khỏe cho người lao động; mà còn tạo điều kiện cho người sử dụng lao động có cơ hội chăm sóc; quan tâm hơn đến người lao động của mình thông qua những hành động tuy đơn giản nhưng hết sức ý nghĩa.
Điều kiện hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật
Căn cứ Điều 2 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH; Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau:
- Làm các nghề; công việc thuộc danh mục nghề; công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại; nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại; nguy hiểm do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành tại Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH;
- Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm; độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép; theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.
Việc xác định các yếu tố quy định tại này phải được thực hiện bởi đơn vị đủ điều kiện đo; kiểm tra môi trường lao động.
Việc đo các giá trị vi khí hậu trong môi trường lao động thực hiện theo quy định tại Thông tư số 26/2016/TT-BYT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu-Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc.
Mức hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật
Mức bồi dưỡng:
Căn cứ Điều 2 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH; Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:
- Mức 1: 10.000 đồng;
- Mức 2: 15.000 đồng;
- Mức 3: 20.000 đồng;
- Mức 4: 25.000 đồng.
Mức bồi dưỡng cụ thể đối với từng người lao động được xác định như sau:
- Đối với người lao động đủ các điều kiện theo quy định; nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc; thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng; nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc; thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ; định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên;
- Người sử dụng lao động xem xét, quyết định việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1 (10.000 đồng) đối với người lao động làm các công việc không thuộc danh mục nghề; công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại; nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại; nguy hiểm do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành; nhưng đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm; độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.
Nguyên tắc của chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật
Căn cứ Điều 3 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH; có các nguyên tắc sau:
- Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca hoặc ngày làm việc; bảo đảm thuận tiện và vệ sinh.
- Không được trả bằng tiền; không được trả vào lương (gồm cả đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng.
- Mức hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật được thực hiện như phân tích trên
- Trường hợp do tổ chức lao động không ổn định; không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ được (ví dụ: làm việc lưu động, phân tán, ít người); người sử dụng lao động phải cấp hiện vật cho người lao động để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định. Trong trường hợp này; người sử dụng lao động phải lập danh sách cấp phát; có ký nhận của người lao động; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng của người lao động.
- Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên; chi phí sản xuất kinh doanh của cơ sở lao động và là chi phí hợp lý khi tính thuế; nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở lao động theo quy định hiện hành của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; riêng đối với các đối tượng là học sinh; sinh viên thực tập, học nghề; tập nghề thuộc cơ quan nào quản lý thì cơ quan đó cấp kinh phí.
- Người lao động làm việc trong các ngành; nghề đặc thù được hưởng chế độ ăn định lượng theo quy định của Chính phủ; sẽ không được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định này.
Có thể bạn quan tâm
- Thưởng tết cho người lao động bằng hiện vật có được hay không ?
- Viên chức dùng bằng giả bị xử lý như thế nào?
- Vô ý gây thương tích cho người khác có phải chịu trách nhiệm hình sự?
Như vậy; có thể hiểu chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật là chế độ được hưởng những hiện vật có giá trị dinh dưỡng cao nhằm bồi dưỡng sức khỏe; được áp dụng cho những người lao động nhất định. Căn cứ vào Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH việc thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật có 4 mức bồi dưỡng cụ thể áp dụng với những đối tượng khác nhau; và chế độ này phải tuân theo những nguyên tắc nhất định.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được hiểu là khoản phụ cấp mà người sử dụng lao động dành cho người lao động; nhằm bù đắp một phần tổn hại về sức khỏe, tinh thần; thậm chí là sự suy giảm khả năng lao động. Đây là khoản phụ cấp áp dụng đối với người lao động làm công việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm; độc hại; và tùy thuộc vào từng đối tượng lao động và từng công việc khác nhau mà khoản phụ cấp sẽ khác nhau.
Khoản trợ cấp một lần khi sinh con được quy định tại Điều 38 của Luật Bảo hiểm xã hội, cụ thể:
“Lao động nữ sinh con được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”
Như vậy, trợ cấp một lần khi sinh con sẽ căn cứ vào tiền lương cơ sở. Cụ thể, hiện tại mức lương cơ sở đang ở mức là 1.490.000 đồng/tháng.
Lao động nữ khi sinh con sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Cụ thể, theo Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội quy định:
“Mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con mỗi tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.”
Nếu trường hợp lao động nữ chưa tham gia BHXH đủ 6 tháng thì mức hưởng sẽ tính theo bình quân tiền lương các tháng đã đóng BHXH.