Bảo hiểm thân thể là loại hình bảo hiểm nổi tiếng và phổ biến trên thế giới nhưng vẫn còn rất lạ lẫm ở Việt Nam. Bảo hiểm này được áp dụng với hầu hết mọi đối tượng từ học sinh, sinh viên, nhân viên, công chức, nhà nước… nhằm hỗ trợ về mặt tài chính khi có rủi ro bệnh tật, tai nạn xảy ra, khám chữa bệnh,… Vậy chúng mang lại lợi ích gì? Chế độ bảo hiểm thân thể giáo viên nghỉ hướng chế độ thai sản thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.
Căn cứ pháp lý
- Luật kinh doanh bảo hiểm 2000
- Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010
Bảo hiểm thân thể là gì?
Bảo hiểm thân thể là loại bảo hiểm tương đối giống với bảo hiểm nhân thọ. Mang cùng mục đích là bảo vệ người sử dụng loại bảo hiểm này trước những tai nạn hay bệnh tật bất ngờ, mà họ không lường trước. Đặc biệt loại bảo hiểm này chuyên dành cho người lao động ở các nhà máy, xí nghiệp. Ngoài ra, nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên, giáo viên cũng được khuyến khích tham gia để đề phòng những vấn đề bất trắc về thân thể, sức khỏe.
Điều kiện để có thể tham gia bảo hiểm thân thể bao gồm:
– Công dân mang quốc tịch Việt Nam
– Không mắc phải các loại bệnh có liên quan tới thần kinh
– Không bị tàn phế hay bị thương tật vĩnh viễn trên 50%
– Bên cạnh đó, người lao động sử dụng loại bảo hiểm này phải nằm trong độ tuổi cho phép và được quy định tùy thuộc vào từng công ty bảo hiểm.
Những hạn mức của bảo hiểm thân thể
– Đối tượng bị tàn tật vĩnh viễn hoặc bị tử vong (thương tật trên 81% trở lên): thì toàn bộ số tiền bảo hiểm sẽ chi trả cho người sử dụng bảo hiểm.
– Đối tượng thương tật vĩnh viễn ở một bộ phận hay một cơ quan nào đó của cơ thể: thì sẽ được bồi thường theo % quy định trong hợp đồng bảo hiểm.
– Đối tượng thương tật toàn bộ tạm thời: thì sẽ được bồi thường theo số ngày lương bị mất khi phải nằm viện hoặc mất đi khả năng lao động tạm thời. Tuy nhiên hạn mức của nó không quá 6 tháng.
– Ngoài ra, trong trường hợp người mua bảo hiểm thân thể xảy ra thương tật khi có các hành vi như cứu người, cứu tài sản Nhà nước, của nhân dân, tham gia chống các hoạt động phạm pháp cũng sẽ được tính trong phạm vi chi trả của bảo hiểm này.
– Chi phí y tế như: phẫu thuật, nhập viện, thuốc thang, cấp cứu,… cũng sẽ được chi trả theo hạn mức mà người sử dụng bảo hiểm lựa chọn.
Biểu phí và số tiền bảo hiểm thân thể
Bạn có thể dễ dàng tính toán được biểu phí và số tiền bảo hiểm thân thể bằng công thức sau:
- Tiền bồi thường bảo hiểm = Mức lương thực tế x 36 tháng.
- Tiền bồi thường lấy theo quy ước (10 triệu, 20 triệu theo thỏa thuận…).
Để được chi trả tiền bảo hiểm thân thể, người thụ hưởng cần hoàn thiện đầy đủ bộ hồ sơ tương ứng với những trường hợp như:
- Chứng từ điều trị y tế bản chính hoặc photo công chứng giấy ra viện, phiếu mổ hoặc giấy phẫu thuật.
- Biên bản tai nạn có xác nhận của cơ quan và chính quyền địa phương.
- Trích lục khai tử, chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước, hộ khẩu, đơn xác nhận của người thừa kế hợp pháp, hồ sơ do công an cấp nếu bị TNGT…
Các trường hợp sẽ không được chi trả từ chế độ bảo hiểm thân thể.
Dưới đây là những trường hợp mà người tham gia bảo hiểm thân thể mà không được hưởng quyền lợi:
- Người tham gia bảo hiểm có hành vi cố ý gây tai nạn, bị chấn thương do cố ý hoặc thực hiện những hành vi phạm pháp, cố tình gây thương tích để được hưởng bảo hiểm.
- Hành vi đánh nhau nhưng từ phía người mua bảo hiểm gây ra.
- Người được bảo hiểm có độ tuổi từ học sinh cấp 2 trở lên vi phạm nghiêm trọng luật lệ an toàn giao thông hoặc hành vi có tính chất nguy hiểm như leo trèo cột điện, mái nhà, nghịch pháo…
- Đang trong quá trình điều trị bệnh và bị cảm, trúng gió, tai biến…
- Sử dụng rượu bia, chất kích thích, bị ảnh hưởng gây ra chấn thương, tai nạn…
- Ngộ độc thức ăn, đồ uống.
- Điều trị nhưng không sử dụng thuốc theo hướng dẫn từ bệnh viện hay cơ sở y tế.
- Có chiến tranh xảy ra.
Chế độ bảo hiểm thân thể giáo viên
Điều 13 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, sửa đổi bổ sung 2010 có quy định:
“1. Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;
b) Đối tượng bảo hiểm;
c) Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;
d) Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
đ) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
e) Thời hạn bảo hiểm;
g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
h) Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
i) Các quy định giải quyết tranh chấp;
k) Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.
2. Ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, hợp đồng bảo hiểm có thể có các nội dung khác do các bên thoả thuận.”
Theo quy định trên, pháp luật không quy định cụ thể điều kiện hay mức hưởng bảo hiểm thân thể là bao nhiêu mà những quy định trên chủ yếu phụ thuộc vào thỏa thuận giữa bên tham gia bảo hiểm và bên doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm khi ký kết hợp đồng bảo hiểm. Do đó, việc bạn có được chi trả tiền bảo hiểm thân thể những ngày đi khám thai hay mức hưởng bảo hiểm sau khi bạn sinh con là bao nhiêu sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào các điều khoản hợp đồng mà nhà trường ký với bên kinh doanh bảo hiểm.
Bạn cần liên hệ với bên đại diện tham gia bảo hiểm thân thể từ phía trường để được yêu cầu xem xét hợp đồng, từ đó xác định bản thân có đáp ứng đủ điều kiện, cũng như được hưởng bảo hiểm thân thể hay không.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Lỗi lấn làn đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
- Số điện thoại đường dây nóng bạo hành gia đình
- Nguyên nhân bạo hành gia đình
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Chế độ bảo hiểm thân thể giáo viên nghỉ hưởng chế độ thai sản thế nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Dưới đây là những trường hợp mà người tham gia bảo hiểm thân thể mà không được hưởng quyền lợi:
Người tham gia bảo hiểm có hành vi cố ý gây tai nạn, bị chấn thương do cố ý hoặc thực hiện những hành vi phạm pháp, cố tình gây thương tích để được hưởng bảo hiểm.
Hành vi đánh nhau nhưng từ phía người mua bảo hiểm gây ra.
Người được bảo hiểm có độ tuổi từ học sinh cấp 2 trở lên vi phạm nghiêm trọng luật lệ an toàn giao thông hoặc hành vi có tính chất nguy hiểm như leo trèo cột điện, mái nhà, nghịch pháo…
Đang trong quá trình điều trị bệnh và bị cảm, trúng gió, tai biến…
Sử dụng rượu bia, chất kích thích, bị ảnh hưởng gây ra chấn thương, tai nạn…
Ngộ độc thức ăn, đồ uống.
Điều trị nhưng không sử dụng thuốc theo hướng dẫn từ bệnh viện hay cơ sở y tế.
Có chiến tranh xảy ra.
Số tiền bảo hiểm thân thể sẽ được tính như sau:
Số tiền bảo hiểm thân thể = mức lương thực tế x 36 tháng
Hình thức đảm bảo quyền lợi của người sử dụng bảo hiểm khi mà mức đền bù phù hợp với sự cống hiến của người lao động cho doanh nghiệp.