Ngày 6/6, tại TP Thủ Đức đã xảy ra vụ cháy kho chứa tang vật, phương tiện phạm tội của Phòng cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt Công an TP.HCM. Kho tang vật và phương tiện bốc cháy ngày hôm qua có 2.2 xe máy và 10 ô tô. Vụ cháy gây hư hỏng nhiều phương tiện bị tạm giữ. Đây là một trong nhiều vụ việc tương tự diễn ra trên cả nước từ trước đến nay. Vậy trách nhiệm bồi thường, trách nhiệm pháp lý và cơ sở bồi thường đối với các trường hợp trên là gì? Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015
- Nghị định 138/2021/NĐ-CP
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Căn cứ theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
Nguyên tắc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
Căn cứ Điều 3 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
Tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải được quản lý, bảo quản chặt chẽ, an toàn, sắp xếp hợp lý, dễ kiểm tra, tránh nhầm lẫn, không để gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.
Các tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải được bảo đảm tính nguyên vẹn, không tính đến phần giảm giá trị thiệt hại do các nguyên nhân khách quan như thời tiết, độ ẩm, hao mòn theo thời gian và các nguyên nhân khác.
Giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ phải được quản lý, bảo quản chặt chẽ, an toàn, sắp xếp hợp lý, dễ kiểm tra, tránh nhầm lẫn; bảo đảm tính nguyên vẹn.
Chỉ tiếp nhận, trả lại, chuyển tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc tiếp nhận, chuyển tang vật, phương tiện bị tịch thu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền.
Cháy bãi tạm giữ xe do công an quản lý ai phải chịu trách nhiệm?
Khi xảy ra hỏa hoạn hay bị mất cắp xe, tang vật khác đang bị tạm giữ thì trách nhiệm trước tiên thuộc về người được giao trách nhiệm quản lý bảo quản tang vật.
Căn cứ , Điều 349 Bộ Luật Dân sự 2015 về nghĩa vụ của bên cầm giữ:
- Giữ gìn, bảo quản tài sản cầm giữ.
- Không được thay đổi tình trạng của tài sản cầm giữ.
- Không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.
- Giao lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện.
- Bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ.
Căn cứ theo Khoản 3 điều 9 nghị định 138/2021 NĐ-CP có định quy định trách nhiệm trong quản lý phương tiện giao thông vi phạm hành chính như sau:
“Người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ có trách nhiệm trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ. Trường hợp tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bị mất, bán trái quy định, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định tạm giữ, tịch thu về việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.”
Như vậy, trước tiên thuộc về bên bảo quản tài sản tạm giữ, cầm giữ, phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản. Do đó, người đang trực tiếp bảo quản xe, cơ quan CSGT phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại các xe bị cháy nổ cho các chủ xe. Nếu các bên không thương lượng được thì kiện ra tòa án (Điều 349 Bộ Luật Dân Sự 2015).
Ngoài ra, trường hợp điều tra xác định được người nào có hành vi cố ý gây cháy nổ, hư hỏng thì cá nhân, cơ quan đang trực tiếp quản lý sẽ yêu cầu người đó phải bồi thường thiệt hại cho ngân sách nhà nước.
Có được đòi bồi thường thiệt hại đối với tài sản đang tạm giữ bị hư hại
Để có căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại trong các vụ cháy này, chủ sở hữu xe cần có biên bản tạm giữ xe vi phạm, tình trạng xe, đời xe để xác định giá trị tài sản bị thiệt hại.
Theo khoản 3 Điều 10 Nghị định 138/2021/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân có tang vật bị tạm giữ, tịch thu có quyền yêu cầu người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu lập biên bản về việc tài sản trong thời gian tạm giữ bị mất, đánh tráo, hư hỏng và yêu cầu cơ quan của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bồi thường theo quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- Làm hư hỏng tài sản của công ty, người lao động phải bồi thường thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Cháy bãi tạm giữ xe do công an quản lý ai phải chịu trách nhiệm?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, Xin giấy phép bay Flycam , Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, dịch vụ bảo hộ logo công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của BLTTDS năm 2015 “Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm kế từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyển, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là loại trách nhiệm bồi thường không phát sinh từ quan hệ hợp đồng;
Người nào có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.