“Rạng sáng 13/11, anh Nguyễn Văn Quyền (42 tuổi, trú xóm 9, xã Nghi Phong); đến chuồng trại nuôi nhốt trâu bò của gia đình; cách nhà 300 m thì phát hiện 5 trong 11 còn bò đã bị ai đó chặt đứt chân sau. Vụ việc sau đó đã được trình báo chính quyền địa phương.Theo anh Quyền, khu chăn nuôi trâu bò của gia đình rộng; có bờ bao xung quanh. Khu vực này cũng cách xa khu dân cư nên khi xảy ra vụ việc không ai biết. 5 con bò này được anh Quyền mua với giá 250 triệu đồng. Bò đang giai đoạn vỗ béo chuẩn bị xuất bán thì xảy ra sự việc trên.” Vậy hành vi Chặt chân bò của người khác bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hãy cùng luật sư X tìm hiểu
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Nội dung tư vấn
Hành vi chặt chân bò của người khác là hành vi hủy hoại tài sản. Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản; được quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự
Hủy hoại tài sản là gì?
Hủy hoại (hay phá hoại) tài sản của người khác là hành vi làm cho tài sản bị mất đi giá trị sử dụng; hoặc làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản đó. Huỷ hoại tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền sở hữu của người khác.
Hành vi hủy hoại tài sản có thể hiểu là hành vi làm cho tài sản của người khác bị thiệt hại đến mức làm mất hẳn giá trị; hoặc mất hẳn công năng, giá trị sử dụng hoặc bị tiêu hủy hoàn toàn.
Cấu thành tội phạm của Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
Chủ thể của tội phạm
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên; những người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này khi thực hiện các hành vi được quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015.
Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm trên là quan hệ sở hữu; mà không ảnh hưởng gì đến quan hệ nhân thân của chủ sở hữu tài sản
Đặc điểm này được thể hiện trong cấu thành tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt.
Vì vậy, nếu huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mà gây chết người; hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; thì tuỳ từng trường hợp cụ thể; mà xác định người phạm tội đã gây ra hậu; quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng
Nếu huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản nhằm mục đích xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của con người thì hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trở thành thủ đoạn của hành vi giết người hoặc cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trên với lỗi cố ý.
Mục đích: Mục đích của người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội là tài sản bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại. Nếu người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội có mục đích khác thì trong trường hợp này việc huỷ hoại tài sản hoặc làm hư hỏng tài sản chỉ là phương pháp để đạt được mục đích đó và tuỳ trường hợp cụ thể người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội tương ứng.
Động cơ: tư thù… tuy nhiên đây không phải dấu hiệu bắt buộc của tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.
Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan
– Huỷ hoại tài sản là việc làm cho tài sản đó không còn giá trị sử dụng, không thể khôi phục lại được.
– Làm hư hỏng tài sản là làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản nhưng giá trị sử dụng bị giảm đó vẫn có thể khôi phục được một phần hoặc thậm chí là toàn bộ.
Hành vi huỷ hoại hoặc làm hư hỏng tài sản được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau tuỳ thuộc vào thủ đoạn mà người phạm tội thực hiện như: Đốt cháy, đập phá, dùng thuốc nổ, dùng chất độc, hoá chất hoặc lợi dụng thiên tai để huỷ hoại tài sản…Thực tiễn xét xử cho thấy có những trường hợp nếu chỉ căn cứ vào hành vi thì khó xác định đó có phải là hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản hay không nhưng nếu không coi là huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng thì khó có thể xác định người phạm tội phạm tội gì.
Hậu quả và mối quan hệ nhân quả:
Hậu quả của hành vi là yếu tố bắt buộc cấu thành tội phạm
Nhưng quy định những loại tài sản mà người phạm tội; khi thực hiện hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng đối với những tài sản này; sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội này đó là:
+Tài sản có trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên; tài sản là di vật, cổ hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa
+ Tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
+ Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
+ Tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại
Chặt chân bò của người khác bị phạt bao nhiêu năm tù?
Theo quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự;Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản có các khung hình phạt như sau:
Khung 1
Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3
Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Khung 4
Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Giải quyết vấn đề
Theo đó, hành vi chặt chân bò của người khác; là hành vi trái pháp luật; có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 178 Bộ luật hình sự; về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Theo điều tra ban đầu, đàn bò được mua với trị giá 250.000.000 nên hình phạt cao nhất mà đối tượng có thể phải chịu là 10 năm tù. Công an đang vào cuộc điều tra làm rõ.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Giả công an chiếm đoạt tài sản có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại tài sản Nhà nước bị phạt bao nhiêu năm tù
- Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác bị xử phạt ra sao?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Chặt chân bò của người khác bị phạt bao nhiêu năm tù?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác là hành vi cố ý với mục đích làm cho tài sản của người khác giảm đi đáng kể giá trị sử dụng của tài sản.
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được quy định trong Bộ luật Hình sự hiện hành gồm hai hành vi phạm tội độc lập. Theo đó, người phạm tội có hành vi tác động vào tài sản thuộc sở hữu của người khác, làm cho tài sản đó bị mất giá trị sử dụng (hủy hoại tài sản) hoặc làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản (làm hư hỏng tài sản) với giá trị thiệt hại từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc các trường hợp được luật hình sự quy định.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.