Tình hình biến đổi khí hậu trong những năm gần đây diễn biến rất phức tạp, do đó, mỗi quốc gia đều nâng cao ý thức việc bảo vệ cây xanh để hạn chế những thảm họa thiên nhiên. Pháp luật nước đã cũng đã ban hành các chính sách quy định nguyên tắc quản lý cây xanh, không phải mọi trường hợp người dân đều được tự ý chặt cây. Nhiều độc giả băn khoăn không biết theo quy định hiện nay, liệu chặt cây xanh trước nhà có phải xin phép không? Chặt cây xanh trước nhà cần đáp ứng điều kiện gì? Tự ý chặt cây xanh trước nhà có bị xử phạt không? Luật sư X sẽ làm rõ những vấn đề này thông qua bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Nguyên tắc quản lý cây xanh được quy định như thế nào?
Tại Điều 3 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định về nguyên tắc quản lý cây xanh đô thị như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý cây xanh đô thị, có phân công, phân cấp trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
- Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị nhằm mục đích phục vụ lợi ích cộng đồng.
- Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia quy hoạch; trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ quản lý cây xanh đô thị.
- Việc quản lý, phát triển cây xanh đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị, quy chuẩn kỹ thuật đồng thời góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
- Khi triển khai xây dựng khu đô thị mới, chủ đầu tư phải đảm bảo quỹ đất cây xanh; cây xanh được trồng phải đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây trồng theo quy hoạch chi tiết khu đô thị mới đã được phê duyệt đồng thời phải có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh đến khi bàn giao cho cơ quan quản lý theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Khi xây dựng mới đường đô thị phải trồng cây xanh đồng bộ với việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Khi cải tạo, nâng cấp đường đô thị, các công trình đường ống kỹ thuật hoặc khi tiến hành hạ ngầm các công trình đường dây, cáp nổi tại các đô thị có liên quan đến việc bảo vệ, chặt hạ, dịch chuyển, trồng mới cây xanh, chủ đầu tư phải thông báo cho cơ quan quản lý cây xanh trên địa bàn biết để giám sát thực hiện. Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải tuân thủ theo Điều 14 của Nghị định này.
Nguyên tắc quản lý cây xanh được quy định như trên.
Chặt cây xanh trước nhà cần đáp ứng điều kiện gì?
Khoản 1 Điều 14 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định cây xanh đô thị đủ điều kiện để chặt hạ khi:
- Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm;
- Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn;
- Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
Chặt cây xanh trước nhà có phải xin phép không?
Khi đủ các điều kiện được nêu trên, đối với một vài trường hợp, việc chặt hạ cây xanh đô thị bắt buộc phải có giấy phép, cụ thể:
- Cây xanh thuộc danh mục cây bảo tồn;
- Cây bóng mát trên đường phố;
- Cây bóng mát; cây bảo tồn; cây đã được đánh số, treo biển trong công viên, vườn hoa, các khu vực công cộng và các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Cây bóng mát có chiều cao từ 10m trở lên; cây bảo tồn trong khuôn viên của các tổ chức, cá nhân.
Các trường hợp được miễn giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị là: chặt hạ ngay cho tình thế khẩn cấp, do thiên tai hoặc cây đã chết, đã bị đổ gãy. Trước khi chặt hạ, dịch chuyển phải có biên bản, ảnh chụp hiện trạng và phải báo cáo lại cơ quan quản lý cây xanh đô thị chậm nhất trong vòng 10 ngày kể từ ngày thực hiện xong.
Trong đó, dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định.
Như vậy, để chặt cây xanh trước nhà thì trước hết cần phải đáp ứng các điều kiện chặt cây, nếu thuộc các trường hợp phải xin giấy phép thì phải xin giấy phép tại cơ quan có thẩm quyền ngoại trừ các trường hợp được miễn giấy phép. Tuy nhiên, trong những trường hợp được miễn giấy phép, trước khi thực hiện việc chặt cây phải có biên bản, ảnh chụp hiện trạng và phải báo cáo lại cơ quan quản lý cây xanh đô thị chậm nhất trong vòng 10 ngày kể từ ngày thực hiện xong việc chặt cây.
Thủ tục xin cấp phép chặt cây xanh trước nhà
Thành phần hồ sơ
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị bao gồm:
a) Đơn đề nghị nêu rõ vị trí chặt hạ, dịch chuyển; kích thước, loại cây và lý do cần chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị;
b) Sơ đồ vị trí cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển;
c) Ảnh chụp hiện trạng cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển.
Trình tự thủ tục
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và thời gian giải quyết cấp giấy phép
- Nơi nộp hồ sơ: Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị được nộp tại cơ quan quản lý cây xanh đô thị theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Thời gian giải quyết cho việc cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển tối đa không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép và giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị
Bước 3: Thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị
- Thời hạn để thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị không quá 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép;
- Đối với việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh trong các dự án đầu tư xây dựng công trình phải được thực hiện theo tiến độ thực hiện dự án;
- Trước khi triển khai việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh, tổ chức hoặc cá nhân thực hiện phải thông báo cho chính quyền địa phương;
- Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị trong các khu vực công cộng và trong các khuôn viên của tổ chức, cá nhân quản lý phải bảo đảm quy trình kỹ thuật, an toàn cho người và tài sản.
Tự ý chặt cây xanh trước nhà có bị xử phạt không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Nghị định 16/2022/NĐ-CP:
Điều 54. Vi phạm quy định về bảo vệ cây xanh, công viên và vườn hoa
- Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đục khoét, đóng đinh vào cây xanh, cắt cành cây, lột vỏ thân cây, phóng uế quanh gốc cây;
b) Chăm sóc, cắt tỉa cây không tuân thủ quy trình kỹ thuật.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đổ chất độc hại, vật liệu xây dựng vào gốc cây xanh; đun nấu, đốt gốc, xây bục, bệ quanh gốc cây;
b) Trồng cây xanh trên hè, dải phân cách, đường phố, nút giao thông hoặc khu vực công cộng không đúng quy định;
c) Trồng các loại cây trong danh mục cây cấm trồng hoặc cây trong danh mục cây trồng hạn chế khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
d) Ngăn cản việc trồng cây xanh theo quy định;
đ) Trồng cây xanh đô thị không đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, không đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây và bảo đảm an toàn.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự ý chặt hạ, dịch chuyển, đào gốc cây xanh đô thị hoặc chặt rễ cây xanh khi chưa được cấp phép.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu với hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều này;
b) Buộc trồng cây xanh đô thị đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, chủng loại, tiêu chuẩn cây với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.
Như vậy, nếu cá nhân thực hiện việc chặt cây xanh trước nhà mà không thuộc trường hợp miễn giấy phép chặt hạ thì sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự ý chặt hạ cây xanh đô thị mà chưa được cấp phép
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Chặt cây xanh trước nhà” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về đơn ly hôn đơn phương. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Điều 6 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý cây xanh đô thị như sau:
Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng và trường học tuyên truyền phổ biến, giáo dục, hướng dẫn người dân và cộng đồng dân cư tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật liên quan về quản lý cây xanh đô thị.
Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về cây xanh đô thị:
Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm áp dụng tiêu chuẩn và tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến cây xanh đô thị do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Bộ Xây dựng tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và ban hành quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch, thiết kế cây xanh đô thị.
Kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị được quy định như sau:
1. Kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị hàng năm và 5 năm bao gồm: công tác trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ cây xanh đô thị; xây mới, cải tạo, chỉnh trang và nâng cấp các công trình xây dựng thuộc khu vực cây xanh sử dụng công cộng đô thị.
3. Kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị và kinh phí thực hiện theo kế hoạch được phải bố trí vào chương trình hoặc kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của địa phương.