Hiện nay tình trạng vi phạm giao thông đã giảm đáng kể; do ý thức chấp hành an toàn giao thông của người dân đã được cải thiện và nâng cao; tuy nhiên thực tế xuất hiện một số trường hợp chậm nộp phạt vi phạm giao thông. Vậy theo quy định hiện nay; chậm nộp phạt vi phạm giao thông bị xử phạt như thế nào?. Liên quan đến vấn đề này chúng tôi có nhận được câu hỏi như sau:
Xin chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Vừa qua tôi vừa bị xử phạt vi phạm giao thông; nhưng do bận rộn tôi đã quên mất; khi xem thì đã hết thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông. Vậy Luật sư cho tôi hỏi; trường hợp chậm nộp phạt vi phạm giao thông sẽ bị xử lý ra sao? Tôi có phải nộp thêm tiền do nộp chậm không? Rất mong nhận được phản hồi của Luật sư. Tôi xin cảm ơn
Cảm ơn câu hỏi của bạn đến chúng tôi. Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn thông qua bài viết sau đây.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 81/2013/NĐ-CP
Nghị định 97/2017/NĐ-CP
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020
Thông tư 153/2013/TT-BTC
Thông tư 105/2014/TT-BTC
Nộp phạt vi phạm giao thông như thế nào?
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP; và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP; thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông; thực hiện việc nộp phạt vi phạm giao thông theo một trong các hình thức sau:
Hình thức, thủ tục thu, nộp phạt vi phạm giao thông
1. Cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
a) Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt;
b) Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt;
c) Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 56, Khoản 2 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam.
d) Nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích.
Chậm nộp phạt vi phạm giao thông bị xử phạt như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt, trừ trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Như vậy trong thời hạn 10 ngày từ ngày nhận được quyết định/biên bản xử phạt thì người vi phạm có nghĩa vụ thực hiện việc nộp phạt vi phạm giao thông. Việc chậm nộp phạt vi phạm giao thông bị xử phạt theo quy định.
Chậm trễ nộp phạt vi phạm giao thông sẽ bị phạt theo Điều 78 luật này quy định:
“Trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 68 hoặc khoản 2 Điều 79 của Luật này, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.”
Như vậy người chậm nộp phạt vi phạm giao thông; sẽ phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Số ngày chậm nộp phạt vi phạm giao thông được tính như thế nào?
Theo quy định tại điều 5 Thông tư 153/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 105/2014/TT-BTC quy định về cách tính số ngày chậm nộp phạt vi phạm giao thông như sau:
Quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Không tính chậm nộp tiền phạt trong thời hạn cá nhân vi phạm hành chính được hoãn thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.
Số ngày chậm nộp phạt vi phạm giao thông bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt, thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt.
Như vậy số ngày chậm nộp phạt vi phạm giao thông được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt
Mời bạn xem thêm
- Xe máy chở quá số người theo quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
- Cả chục nghìn lít xăng rởm đeo mác Ron 95 bị bắt “nóng”, nộp phạt tiền là xong?
- Tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Chậm nộp phạt vi phạm giao thông bị xử phạt như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện không có gương chiếu hậu.
Như vậy trường hợp không có gương chiếu hậu sẽ bị phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng. Ngoài ra, người điều khiển xe buộc phải lắp đầy đủ gương chiếu hậu theo quy định.( điểm a khoản 7 Điều 16).
Từ ngày 01/01/2020, khi Nghị định 100 do Chính phủ ban hành bắt đầu có hiệu lực, mức phạt đối với vi phạm không đội mũ bảo hiểm tăng đáng kể so với trước đây.
Với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy thì mức phạt từ 200.000 – 300.000 đồng.
Với người điều khiển xe đạp máy, xe đạp điện thì mức phạt từ 200.000 – 300.000 đồng.
Với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện mức thì xử phạt từ 200.000 – 300.000 đồng.
Khi dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 3 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị; hè phố trái quy định của pháp luật sẽ bị sử phạt như sau:
– Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy; mức phạt cho hành vi nêu trên từ 80.000 đồng – 100.000 đồng theo điểm k, khoản 1, Điều 8, Nghị định 100/2019/NĐ-CP.