Theo quy định của pháp luật huế hiện hành thì hầu hết dối với các trường hợp cá nhân, hộ gia đình, tổ chức hay các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và có phát sinh thu nhập thì sẽ phải chịu một số loại thuế phí nhất định, theo đó để việc nộp thuế cũng như quản lý thuế đực dễ dàng hơn thì nước ta đã quy định về mã số thuế cho từng đối tượng chịu thuế cụ thể như doanh nghiệp, cá nhân hay hộ kinh doanh…. .Sau đây mời các bạn hãy cùng tìm hiểu các quy định liên quan đến mã số thuế hộ kinh doanh cũng như tìm hiểu cụ thể về vấn đề “Chấm dứt hiệu lực mã số thuế hộ kinh doanh” qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Quy định về mã số thuế hộ kinh doanh
Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể để giải thích khái niệm hộ kinh doanh, tuy nhiên dựa trên đặc điểm trên thực tế của loại hình kinh doanh này thì ta có thể hiểu hộ kinh doanh là một đơn vị kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các thành viên hộ gia đình tiên hành đăng ký kinh doanh và kinh doanh các sản phẩm cụ thể và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải tiến hành thủ tục đăng ký mã số thuế và thực hiện nghĩa vụ đóng mã số thuế theo quy định của pháp luật
Tại khoản 5 Điều 3, khoản 2 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về mã số thuế như sau
– Mã số thuế là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế
– Cấu trúc mã số thuế được quy định như sau:
+ Mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân; đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác;
+ Mã số thuế 13 chữ số và ký tự khác được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác;
Tại khoản 8 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về đối với người nộp thuế Là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy định tại Điểm i Khoản 2 Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC nộp hồ sơ tại Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực nơi đặt địa điểm kinh doanh.
– Hồ sơ đăng ký thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh gồm:
+ Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 03-ĐK-TCT Thông tư 105/2020/TT-BTC hoặc hồ sơ khai thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
+ Bảng kê cửa hàng, cửa hiệu phụ thuộc mẫu số 03-ĐK-TCT-BK01 Thông tư 105/2020/TT-BTC (nếu có);
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có);
+ Bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam; bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài hoặc cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.
– Hồ sơ đăng ký thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu, gồm:
+ Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 03-ĐK-TCT Thông tư 105/2020/TT-BTC;
+ Bảng kê cửa hàng, cửa hiệu phụ thuộc mẫu số 03-ĐK-TCT-BK01 Thông tư 105/2020/TT-BTC;
+ Bản sao các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 218/2015/TT-BTC hướng dẫn chính sách và quản lý thuế đối với thương nhân thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu theo Quyết định 52/2015/QĐ-TTg.
Trường hợp nào hộ kinh doanh bị đóng mã số thuế?
Theo quy định của Luật quản lý Thuế thì để xác định hay phân biệt các cá nhân hay doanh nghiệp nộp thuế thì cơ quan quản lý thuế sẽ tiến hành cấp một dãy mã số thuế cho những các nhân hay doanh nghiệp này, theo đó thì mã số thuế được cung cấp sẽ bao gồm một dãy số, chữa cái hoặc ký hiệu khác tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể.
Hộ kinh doanh bị đóng mã số thuế (hay chính xác là chấm dứt hiệu lực mã số thuế) trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Quản lý thuế năm 2019:
– Chấm dứt hoạt động kinh doanh;
– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Từ ngày 01/7/2023, mã số thuế của hộ kinh doanh cũng chính là mã số hộ kinh doanh được tạo tự động từ Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế. Mã số này được in trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cùng với mã số đăng ký hộ kinh doanh (khoản 1 Điều 5b Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT được bổ sung bởi Thông tư 02/2023/TT-BTC).
Đối chiếu với khoản 1 Điều 93 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp:
– Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo;
– Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục nhưng không thông báo với Phòng Tài chính – Kế hoạch nơi đăng ký và Cơ quan thuế;
– Kinh doanh ngành, nghề bị cấm;
– Hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập hộ kinh doanh thành lập;
– Hộ kinh doanh không gửi báo cáo theo yêu cầu đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo/có yêu cầu bằng văn bản;
– Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.
Như vậy, hộ kinh doanh bị đóng mã số thuế trong 02 trường hợp: Chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Chấm dứt hiệu lực mã số thuế hộ kinh doanh
Câu hỏi: thưa luật sư, trước đây bố mẹ tôi có xây một khu trọ cho thuê với thu nhập là hơn 100 triệu/ ]năm nên gi đình tôi có nghĩa vu và cũng đã nộp đầy đủ các loại thuế theo quy định nên có được cấp một mã số thuê hộ kinh doanh. Hiện giờ chúng tôi đã phá dãy trọ đó đi để xây nhà khác cho em trai tôi ở và không còn kinh doanh nữa nên đang muốn làm thủ tục đóng mã số thuế. Vậy bây giờ gia đình tôi cần thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế hộ kinh doanh như thế nào ạ?.
Căn cứ tiểu mục 44 Mục 2 Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2589/QĐ-BTC năm 2021, thì trình tự để hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế được quy định như sau:
Bước 1: Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh.
– Đối với trường hợp hồ sơ đăng ký thuế điện tử: Người nộp thuế (NNT) truy cập vào Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn để khai tờ khai và gửi kèm các hồ sơ theo quy định dưới dạng điện tử (nếu có), ký điện tử và gửi đến cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn.
NNT nộp hồ sơ (hồ sơ đăng ký thuế đồng thời với hồ sơ đăng ký kinh doanh theo cơ chế 1 cửa liên thông) đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền gửi thông tin hồ sơ đã tiếp nhận của NNT sang cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Bước 2: Cơ quan thuế tiếp nhận:
– Đối với hồ sơ đăng ký thuế bằng giấy:
+ Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế:
Công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận vào hồ sơ đăng ký thuế, ghi rõ ngày nhận hồ sơ, số lượng tài liệu theo bảng kê danh mục hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ đăng ký thuế nộp trực tiếp tại cơ quan thuế. Công chức thuế viết phiếu hẹn ngày trả kết quả, thời hạn xử lý hồ sơ đã tiếp nhận.
+ Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế gửi bằng đường bưu chính: Công chức thuế đóng dấu tiếp nhận, ghi ngày nhận hồ sơ vào hồ sơ và ghi số văn thư của cơ quan thuế.
Công chức thuế kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ cần phải giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu, cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
– Đối với trường hợp hồ sơ đăng ký thuế điện tử:
Cơ quan thuế thực hiện tiếp nhận hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, thực hiện kiểm tra, giải quyết hồ sơ thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan thuế.
+ Giao dịch điện tử trong đăng ký trực tiếp với cơ quan thuế:
++ Tiếp nhận hồ sơ: Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi thông báo tiếp nhận việc NNT đã nộp hồ sơ cho NNT qua Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập và gửi hồ sơ (Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế/Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN) chậm nhất 15 phút kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký thuế điện tử của người nộp thuế.
++ Kiểm tra, giải quyết hồ sơ: Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, giải quyết hồ sơ của người nộp thuế theo quy định của pháp luật về đăng ký thuế và trả kết quả giải quyết qua Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập và gửi hồ sơ.
+++ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng thủ tục theo quy định và phải trả kết quả: Cơ quan thuế gửi kết quả giải quyết hồ sơ đến Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập và gửi hồ sơ theo thời hạn quy định tại Thông tư 105/2020/TT-BTC
+++ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng thủ tục theo quy định, cơ quan thuế gửi thông báo về việc không chấp nhận hồ sơ, gửi đến Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập và gửi hồ sơ trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Thông báo tiếp nhận hồ sơ.
+ Trường hợp đăng ký đồng thời với đăng ký kinh doanh theo cơ chế một cửa liên thông:
++ Tiếp nhận hồ sơ: Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thực hiện tiếp nhận hồ sơ từ cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã truyền sang.
++ Kiểm tra, giải quyết hồ sơ: Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, giải quyết hồ sơ của người nộp thuế theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã và trả kết quả giải quyết qua Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã.
Cơ quan thuế gửi kết quả giải quyết hồ sơ qua Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã; hoặc đến địa chỉ thư điện tử của người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế có tài khoản giao dịch điện tử trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế theo thời hạn quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã.
Mời bạn xem thêm
- Khám bệnh trái tuyến có được hưởng bảo hiểm y tế không?
- Bảo hiểm y tế trái tuyến được hưởng bao nhiêu?
- Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng quy định thế nào?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ… Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chấm dứt hiệu lực mã số thuế hộ kinh doanh” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ điểm i khoản 2 Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định đối tượng phải đăng ký thuế gồm:
..
Hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả cá nhân của các nước có chung đường biên giới đất liền với việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu (Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh).
Tại điểm h khoản 3 Điều 5 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và cá nhân khác theo quy định tại Điểm i, k, l, n Khoản 2 Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC được cấp mã số thuế 10 chữ số cho người đại diện hộ gia đình, người đại diện hộ kinh doanh, cá nhân và cấp mã số thuế 13 chữ số cho các địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Như vậy, về cấu trúc mã hộ kinh doanh và mã số thuế hộ kinh doanh là khác nhau. Và mã số thuế của hộ kinh doanh sẽ được cấp cho người đại điện hộ kinh doanh. Do đó, mã số đăng ký hộ kinh doanh không phải là mã số thuế hộ kinh doanh.
Thứ nhất, hộ kinh doanh do một cá nhân, một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ (hộ kinh doanh thuộc sở hữu một chủ hoặc nhiều chủ).
Đối với hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ thì hộ kinh doanh thuộc sở hữu của một chủ là cá nhân và cá nhân chủ hộ kinh doanh có toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh (giống như chủ doanh nghiệp tư nhân). Đối với hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ thì hộ kinh doanh thuộc sở hữu của nhiều chủ. Hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh do các thành viên trong nhóm hoặc các thành viên trong hộ gia đình quyết định. Nhóm người hoặc hộ gia đình cử một người đại diện cho nhóm hoặc cho hộ để tham gia giao dịch với bên ngoài.
Thứ hai, hộ kinh doanh thường kinh doanh với quy mô kinh doanh nhỏ: có một địa điểm kinh doanh, sử dụng không quá 10 lao động.
So với doanh nghiệp thì hộ kinh doanh có quy mô kinh doanh nhỏ thể hiện qua các tiêu chí: hộ kinh doanh chỉ có một địa điểm kinh doanh và sử dụng không quá 10 lao động. Hộ kinh doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định. Khác với hộ kinh doanh, các doanh nghiệp ngoài trụ sở chính có thể mở các chi nhánh, văn phòng, địa điểm kinh doanh và nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng số lượng nhiều lao động.
Thứ ba, chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh.
Bản chất của trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của hộ kinh doanh cũng giống như trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân: nếu tài sản kinh doanh không đủ để trả nợ thì hộ kinh doanh phải lấy cả tài sản không đàu tư vào hộ kinh doanh để trả nợ. Thời điểm để trả nợ là thời điểm hộ kinh doanh phải thanh toán các khoản nợ đến hạn cho chủ nợ. Cách thức thanh toán nợ khi doanh nghiệp tư nhân mất khả năng thanh toán có thể được thực hiện theo quy định của pháp luật phá sản nhưng hộ kinh doanh chỉ có thể đòi và thanh toán nợ theo trình tự giải quyết đòi nợ trong vụ án dân sự mà không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật phá sản.