Hiện nay, nhiều phụ huynh cho rằng, việc lén xem nhật ký, tin nhắn của con là điều đương nhiên; nhằm kiểm tra, tìm hiểu tâm tư, xem con có vấn đề gì không. Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, liệu đây có phải hành vi xâm phạm quyền riêng tư của trẻ hay không? Trong bài viết này, Luật sư X sẽ chia sẻ với bạn đọc các quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
- Hiến pháp 2013
- Luật trẻ em 2016
Nội dung tư vấn
Quy định của pháp luật về quyền riêng tư của trẻ
Quyền riêng tư của trẻ là gì?
Hiến pháp 2013 quy định rất rõ về quyền được bảo vệ bí mật đời tư; bí mật thư tín; điện thoại; điện tín; hay gọi chung là quyền riêng tư. Quyền riêng tư được pháp luật mặc nhiên bảo vệ; không phân biệt độ tuổi, giới tính. Cụ thể, được quy định tại Điều 21 Hiến pháp 2013 như sau:
Điều 21.
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
Quyền riêng tư được quy định chi tiết trong Điều 38 bộ luật dân sự 2015. Theo đó, quyền riêng tư; bí mật cá nhân; bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử; và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân; được pháp luật bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử; và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác; chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
Cha mẹ lén đọc nhật kí, tin nhắn của con có vi phạm quyền riêng tư không?
Bên cạnh đó; tại Điều 21 Luật trẻ em 2016 có quy định về quyền riêng tư của trẻ như sau:
Điều 21. Quyền bí mật đời sống riêng tư
1. Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
2. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.
Theo quy định trên; pháp luật bảo bảo vệ và tôn trọng quyền riêng tư của trẻ. Cụ thể, quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư; bí mật cá nhân; bí mật về tin nhắn, thư tín, điện thoại, điện tín;… Mà nhật kí là nơi lưu giữ các thông tin về cuộc sống thường ngày của trẻ; các câu chuyện, tình huống trẻ gặp trong thực tế. Do đó, việc cha mẹ tự ý đọc nhật kí; tin nhắn; xem cuộc trò chuyện bí mật là đã vi phạm quyền riêng tư của trẻ.
Mặc dù, luật cũng có quy định trong một vài trường hợp đặc biệt; cho phép cơ quan chức năng, người có thẩm quyền được kiểm soát thư tín; điện thoại; điện tín; các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân. Nhưng phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Mà cha mẹ không thuộc trường hợp ngoại lệ này; nên hành vi lén đọc tin nhắn, nhật kí của con trực tiếp xâm phạm quyền riêng tư của trẻ; là hành vi vi phạm pháp luật.
Vi phạm quyền riêng tư của trẻ bị xử phạt bao nhiêu ?
Tôn trọng quyền riêng tư của trẻ; chính là tôn trọng nhân cách, sự phát triển lành mạnh của trẻ. Các nhà tâm lý học giáo dục đã cảnh báo; nhiều trẻ em bị tổn thương nặng nề khi bị xâm phạm thô bạo về quyền riêng tư. Do đó, cha, mẹ và người thân cần có các hành vi chuẩn mực; không xâm phạm quyền riêng tư của trẻ; các bí mật đời tư của trẻ; có cách giáo dục và định hướng cho trẻ đúng đắn.
Căn cứ Khoản 2 Điều 51 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP; quy định về phạt tiền với hành vi tiết lộ hoặc phát tán tư liệu; tài liệu thuộc bí mật đời tư; sử dụng các phương tiện thông tin hoặc phổ biến; phát tán tờ rơi; bài viết. hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các thành viên trong gia đình; trong đó có trẻ em. Như vậy, khi xâm phạm quyền riêng tư của trẻ; và có các hành vi tiết lộ các thông tin đời tư có thể bị xử phạt hành chính.
Ngoài ra, Điều 159 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín; điện thoại, điện tín; hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác. Theo đó; hành vi vi phạm quyền riêng tư của trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Hoặc bị áp dụng khung hình phạt nặng hơn tùy theo mức độ, tình tiết tăng nặng.
Tóm lại
Quyền riêng tư của trẻ được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Điều này được quy định tại Hiến pháp 2013; và các văn bản dưới luật như bộ luật dân sự 2015; Luật trẻ em 2016… Theo đó, hành vi đọc nhật kí, tin nhắn của trẻ; khi chưa được sự đồng ý của trẻ là vi phạm pháp luật; trực tiếp xâm phạm quyền riêng tư của trẻ. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính; hoặc tùy mức độ, hậu quả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc Cha mẹ lén đọc nhật kí, tin nhắn của con có vi phạm pháp luật không?
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Thông tin liên hệ Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín, chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Đăng ảnh trẻ em lên mạng xã hội có vi phạm pháp luật không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Luật Trẻ em năm 2016, quy định các hành vi bị nghiêm cấm; trong đó có hành vi: Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên.
Theo quy định này, đối với trẻ từ 7 tuổi trở lên, bố mẹ muốn đăng bảng điểm của con lên facebook cần có sự đồng ý của trẻ.
Quyền riêng tư của trẻ gồm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư; bí mật cá nhân và bí mật gia đình; Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.
Cha, mẹ, người giám hộ của trẻ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật; có quyền khởi kiện yêu cầu chấm dứt sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại…
Nếu việc đăng tải hình ảnh của trẻ có kèm theo sản phẩm văn hóa, thông tin, truyền thông; có nội dung khiêu dâm, bạo lực, kinh dị sẽ: bị phạt tiền từ 40.000.000 triệu đến 50.000.000 đồng và buộc tiêu hủy sản phẩm.