Cha, mẹ là những người yêu thương con cái nhất, là người luôn mong những điều tốt đẹp nhất đến với đứa con của mình. Chính vì vậy, đã có không ít trường hợp cha, mẹ bao che, không tố giác khi con của họ phạm tội. Vậy theo quy định của pháp luật cha, mẹ không tố giác con phạm tội, có bị xử lý không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Quy định của pháp luật về không tố giác tội phạm
Không tố giác tội phạm là gì?
Theo quy định tại Điều 19, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, không tố giác tội phạm được hiểu là hành vi biết rõ hành vi phạm tôi đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà không tố giác.
Không tố giác tội phạm khác cơ bản với che giấu tội phạm
- Không tố giác tội phạm: Hành vi phạm tội đang chuẩn bị, đang thực hiện; hoặc đã thực hiện (bất kỳ giai đoạn của quá trình phạm tội)
- Che giấu tội phạm: Hành vi phạm tội đã kết thúc.
Căn cứ khởi tố tội không tố giác tội phạm
Căn cứ Điều 390, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 để khởi tố vụ án tội không tố giác tội phạm phải căn cứ vào 04 yếu tố bao gồm: Chủ thể, chủ quan, khách thể, khách quan.
Về mặt chủ thể: Bất kỳ đối tượng nào đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 trừ ông, bà,cha, mẹ, con, cháu, anh, chị, em ruột hoặc vợ/chồng của người phạm tội thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm đến an ninh quốc gia hoặc các tội đặc biệt nghiêm trọng (Khoản 2, Điều 19, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017);
Về mặt chủ quan: Người biết rõ hành vi phạm tội nhưng không tố giác. Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý;
Về mặt khách thể: Người phạm tội thực hiện hành vi tội phạm đã tác động đến việc phòng ngừa; đấu tranh, phòng chống tội phạm của toàn xã hội; cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan điều tra.
Về mặt khách quan: Tồn tại hành vi không tố giác hành vi phạm với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Hành vi phạm tội đang chuẩn vi là việc tội phạm tìm kiếm, chuẩn bị, sửa soạn công cụ; phương tiện, kế hoạch để thực hiện hành vi phạm tội;
- Hành vi đang phạm tội là việc tội phạm kết thúc quá trình chuẩn bị phạm tội; đang thực hiện hành vi và chưa kết thúc hành vi phạm tội;
- Hành vi đã thực hiện là việc tội phạm đã hoàn thành xong hành vi phạm tội theo đúng mô tả của Bộ luật Hình sự.
Cha, mẹ không tố giác con phạm tội, có bị xử lý không?
Dựa vào các yếu tố căn cứ để khởi tố tội không tố giác tội phạm được phân tích ở phần trên và Khoản 2, Điều 19, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, theo đó cha mẹ sẽ không chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm con phạm tội trừ trường hợp không khởi tố các tội phạm xâm hại an ninh quốc gia, tội đặc biệt nghiêm trọng Điều 389 Bộ luật trên.
- Tội phạm xâm hại an ninh quốc gia là các tội phạm được quy định tại Chương XIII, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 gồm: Tội phản bội tổ quốc; tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; tội gián điệp; tội xâm phạm an ninh lãnh thổ, tội bạo loạn…
- Tội đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn, mức độ cao nhất trong các loại tội phạm (Điểm d, Khoản 1, Điều 9, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017).
Trong trường hợp, con phạm tội xâm hại an ninh quốc gia, tội đặc biệt nghiêm trọng tại Điều 389, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 mà cha mẹ không tố giác tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình nhiệm hình sự theo Điều 390.
Tuy nhiên, nếu cha, mẹ biết được hành vi phạm tội của con mình và đã có hành động ngăn cản tội phạm xảy ra hoặc hạn chế tác động, tác hại của hành vi phạm tội thì có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.
Có thể bạn quan tâm:
- Theo quy định pháp luật tội không tố giác tội phạm bị xử lý như thế nào?
- Con trai không tố giác cha mình phạm tội có vi phạm pháp luật không?
- Chối bỏ trách nhiệm làm cha có phạm pháp không?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Cha, mẹ không tố giác con phạm tội, có bị xử lý không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân; đăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Luật sư được “giới hạn” tố giác tội phạm là thân chủ giống như người thân của người phạm tội. Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 BLHS, người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện; hoặc đã tham gia thực hiện; mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa; trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia; hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác; quy định tại Điều 389 của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
Theo quy định trên pháp luật bảo bảo vệ và tôn trọng quyền riêng tư của trẻ. Việc cha mẹ lén đọc hoặc đọc trộm tin nhắn của con là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật hình sự 2015 có quy định khác.
– Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người’ tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm; tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều.