Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Tình huống Luật Hôn Nhân & Gia Đình

Cha mẹ giáo dục con cái bằng đòn roi bị xử lý như thế nào?

Khắc Vinh by Khắc Vinh
Tháng 8 21, 2021
in Luật Hôn Nhân & Gia Đình
0

Có thể bạn quan tâm

Thủ tục đăng ký kết hôn khác xã

Đăng ký kết hôn với người nước ngoài như thế nào?

Làm giấy đăng ký kết hôn ở đâu?

Sơ đồ bài viết

  1. Hành vi cha mẹ giáo dục con cái bằng đòn roi
  2. Xử lý hành chính hành vi cha mẹ giáo dục con cái bằng đòn roi
  3. Truy cứu hình sự hành vi cha mẹ giáo dục con cái bằng đòn roi
  4. Liên hệ Luật Sư X
  5. Câu hỏi thường gặp

Dân gian có câu “thương cho roi cho vọt”; vì câu nói này mà nhiều bậc cha mẹ Việt có quan niệm, con mình đẻ ra nên mình có quyền đánh con, hay đánh con chỉ vì thương và muốn dạy dỗ con. Hành vi đánh đập con cái của cha mẹ có bị xem là vi phạm pháp luật hay không? Nếu có thì khung hình phạt cụ thể dành cho hành vi này là gì? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này với Luật sư X. với tựa đề: ” Hành vi cha mẹ giáo dục con cái bằng đòn roi bị xử lý như thế nào?“

Căn cứ pháp lý

Luật trẻ em 2016
Luật Hiến pháp Việt Nam 2013 mới nhất hiện hành
Luật hôn nhân và gia đình 2014
Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 ban hành ngày 21/11/2007
Nghị định 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Hành vi cha mẹ giáo dục con cái bằng đòn roi

Đòn roi từng được coi là hình phạt phổ biến; cho những hành vi không tốt của trẻ và hành vi càng nghiêm trọng; thì những trận đòn lại càng dữ dội. Không ít các bậc cha mẹ sẽ ngay lập tức đánh con; trong cơn tức giận không thể kiểm soát của họ. Số khác tuy có thể kiềm chế được cơn giận; nhưng vẫn đánh con vì theo họ, “đánh thì con mới ngoan, mới vào nề nếp được”.

Những trận đòn roi không chỉ gây ra nỗi đau về thể xác; mà còn để lại những hậu quả nghiêm trọng đến tinh thần của trẻ. Nhiều nghiên cứu trên Thế giới đã chỉ ra rằng; những hình phạt bằng đòn roi có thể gây ra những tổn thương; tới sức khỏe, thể chất và ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập của trẻ.

Hiến Pháp nước ta cũng quy định, mọi người; có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ. Điều đó có nghĩa không ai có quyền gây hại đến sức khoẻ; cơ thể của người khác kể cả có là cha, mẹ hay người nuôi dưỡng. Vậy nên hành vi đánh đập con cái của cha mẹ là hành vi vi phạm pháp luật. 

Theo Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định; về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái, cha mẹ phải có nghĩa vụ yêu thương; tôn trọng ý kiến của con, chăm lo, giáo dục con, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con.

Bên cạnh đó, điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007; nêu rõ các hành vi bị cấm, bao gồm: hành hạ, ngược đãi, đánh đập ;hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;… đến các thành viên trong gia đình.

Xử lý hành chính hành vi cha mẹ giáo dục con cái bằng đòn roi

Hành vi đánh đạp, ngược đãi, hành hạ con cái là hành vi bị pháp luật; nghiêm cấm nên tùy vào tính chất, mức độ vi phạm của hành vi; người thực hiện hành vi có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

Người thực hiện hành vi đánh đập trên xem; như vi phạm khoản 3 Điều 6 Luật trẻ em: “bạo lực trẻ em”; sẽ bị xử lý hành chính chịu  với mức phạt tiền từ 1.000.000 – 1.500.000 với hành vi gây thương tích cho người trong gia đình theo NĐ 167/2013 hay mức độ nghiêm trọng hơn sẽ bị xử lý hình sự  theo qui định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 “Tội cố ý gây thương tích” với mức hình phạt tù từ 06 tháng – 20 năm tuỳ thuộc vào mức độ thương tích gây ra.

Theo quy định tại điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013; người có hành vi xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em; gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm; danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em; dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần; … sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, người thực hiện các hành vi trên sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em.

Truy cứu hình sự hành vi cha mẹ giáo dục con cái bằng đòn roi

Người có hành vi xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe; đối với trẻ em còn có thể bị truy cứu trách nhiệm khi đủ yếu tố ;cấu thành một trong các tội danh sau:

  • Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác (điều 134 Bộ luật Hình sự): người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng 20 năm hoặc tù chung thân.
  • Tội hành hạ người khác (điều 140): người phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
  • Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (điều 185): Người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Liên hệ Luật Sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về; “Hành vi cha mẹ giáo dục con cái bằng đòn roi bị xử lý như thế nào?” Nếu có bất kì thắc mắc nào về các vấn đề pháp lý có liên quan; hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0833.102.102

Xem thêm:

  • Đánh đập, ngược đãi chó mèo có vi phạm pháp luật không?
  • Hành vi đánh nhau gây rối trật tự công cộng bị xử lý như thế nào?

Câu hỏi thường gặp

Hành vi đánh nhau gây rối trật tự công cộng là gì?

Gây rối trật tự công cộng là hành vi cố ý làm mất tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng; và có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.

Hành vi đánh nhau gây rối trật tự công cộng bị xử lý hành chính như thế nào?

Theo Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, các hành vi gây rối trật tự công cộng bị xử lý như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
– Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật; nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức;
– Khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;- Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng       

Điều 318 Bộ luật Hình sự quy định; người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Liên hệ và gửi thông tin vụ việc
Tags: đánh đập con cáigiáo dục con cái bằng roihành vi cha mẹ giáo dục con cái bằng đòn roi

Mới nhất

Thủ tục đăng ký kết hôn khác xã

Thủ tục đăng ký kết hôn khác xã

by Hương Giang
Tháng 5 3, 2024
0

Đăng ký kết hôn là hành vi pháp lý duy nhất thừa nhận cả nam và nữ đều là vợ...

Đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Đăng ký kết hôn với người nước ngoài như thế nào?

by Hương Giang
Tháng 5 3, 2024
0

Đăng ký kết hôn là thủ tục hành chính nhằm bảo đảm sự tuân thủ pháp luật trong hôn nhân....

Làm giấy đăng ký kết hôn ở đâu

Làm giấy đăng ký kết hôn ở đâu?

by Hương Giang
Tháng 5 3, 2024
0

Đăng ký kết hôn có thể nói là sự kiện pháp lý đầu tiên đánh dấu thời kỳ hôn nhân...

Thủ tục đăng ký kết hôn online

Thủ tục đăng ký kết hôn online

by Hương Giang
Tháng 4 26, 2024
0

Đăng ký kết hôn là quá trình ghi vào sổ đăng ký kết hôn để chính thức thừa nhận một...

Next Post
Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015

Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015

Nghị định 14/2021/NĐ-CP

Nghị định 14/2021/NĐ-CP

Please login to join discussion

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Zalo
Phone
0833102102
x
x