Gián điệp là (Hành vi) thu thập, cung cấp cũng như hành vi khác liên quan đến việc thu thập, cung cấp các bí mật nhà nước cũng như các thông tin khác giúp cho nước ngoài chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vậy cấu thành và mức hình phạt của tội gián điệp là gì? Dưới đây là nội dung về vấn đề trên của Luật sư X!
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật hình sự 2015
- Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- Luật an ninh quốc gia 2004
Cấu thành tội phạm của tội gián điệp
Khách thể của tội gián điệp
Khách thể của tội gián điệp là an ninh đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. An ninh đối ngoại được hiểu là độc lập của quốc gia; sự bất khả xâm phạm lãnh thổ; và sức mạnh về quốc phòng, an ninh.
Mặt khách quan của tội gián điệp
Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm này là:
Hoạt động tình báo, phá hoại; hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là loại hành vi do người nước ngoài; và người không có quốc tịch thực hiện.
Những người này có thể là nhân viên tình báo nước ngoài; hoặc không phải là nhân viên tình báo nước ngoài; nhưng được cơ quan tình báo nước ngoài tuyển mộ, giao nhiệm vụ vào Việt Nam hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để tiến hành các hoạt động đó. Những người này vào Việt Nam có thể bằng con đường hợp pháp hoặc bất hợp pháp; núp dưới các danh nghĩa khác nhau như: nhân viên ngoại giao; thương nhân; phóng viên; nhà báo; khách du lịch; nhân viên các tổ chức phi chính phủ…
– Hoạt động tình báo được hiểu là việc tiến hành thu thập những tin tức, tài liệu thuộc bí mật của nhà nước; hoặc những tin tức, tài liệu không thuộc bí mật của nhà nước; nhưng có thể sử dụng để chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Để tiến hành hoạt động tình báo; người phạm tội gián điệp có thể sử dụng phương thức công khai, bí mật; các thủ đoạn như dụ dỗ, mua chuộc, moi tin, quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn…;
Ngoài hoạt động tình báo; hoạt động phá hoại cũng là loại hành vi mang tính phổ biến của người phạm tội gián điệp. Hoạt động phá hoại có thể được thực hiện dưới các hình thức như phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật; phá hoại các chính sách kinh tế – xã hội; chính sách đoàn kết dân tộc, tôn giáo; phá hoại tư tưởng…
Người nước ngoài có thể tự mình tiến hành hoạt động tình báo, phá hoại; cũng có thể thông qua người khác để hoạt động tình báo; phá hoại bằng cách gây cơ sở, giao nhiệm vụ cho họ tiến hành hoạt động tình báo, phá hoại hay chưa.
– Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện các hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại. Loại hành vi này do người Việt Nam thực hiện có sự chỉ đạo, giao nhiệm vụ của nước ngoài. Gây cơ sở đẻ hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài là hành vi của người Việt Nam được nước ngoài giao nhiệm vụ gây cơ sở để thu thập tin tức tình báo hoặc để tiến hành hoạt động phá hoại.
Hoạt động thám báo là một hình thức hoạt động có tính chất vũ trang; chủ yếu là để thu thập những tin tức tình báo chiến thuật; xâm nhập vào nội địa phục kích, bắt cóc, bắn giết cán bộ, bộ đội, phá hoại; phục vụ âm mưu chống phá của nước ngoài đối với Việt Nam trên một địa bàn nhất định. Chứa chấp, dẫn đường, chỉ điểm hoặc thực hiện các hành vi khác giúp nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại được thể hiện dưới các hình thức che giấu giúp nơi ăn ở, sinh hoạt, dẫn đường, cung cấp phương tiện giao thông, phương tiện liên lạc, giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại.
– Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật nhà nước cho nước ngoài; thu thập cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây cũng là hành vi do người Việt Nam thực hiện; nhưng không có sự chỉ đạo, giao nhiệm vụ của nước ngoài từ trước.
Cung cấp bí mật nhà nước cho nước ngoài là hành vi của người đang nắm giữ bí mật của nhà nước do cương vị công tác hoặc có được với bất kỳ lý do nào; chuyển giao bí mật đó cho nước ngoài. Thu thập nhằm cung cấp bí mật của nhà nước cho nước ngoài là hành vi của người không nắm giữ bí mật của nhà nước; nhưng có hành vi thu thập để cung cấp cho nước ngoài.
Ngoài ra việc thu thập, cung cấp những tài liệu khác tuy không thuộc bí mật nhà nước vào mục đích đề nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng bị coi phạm tội gián điệp. Những tài liệu không thuộc bí mật nhà nước có thể là bất kỳ tài liệu, tin tức về đời sống, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán của từng vùng, miền….
Người thu thập, cung cấp những tài liệu này chỉ bị coi là phạm tội gián điệp; nếu người này có ý thức mong muốn nước ngoài sử dụng để chống Việt Nam; hoặc khi cung cấp những tài liệu cho nước ngoài, người đó, nhận thức được rằng nước ngoài sẽ sử dụng các tài liệu do mình cung cấp gây thiệt hại cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đối với hành vi cung cấp bí mật nhà nước cho nước ngoài và hành vi cung cấp tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi cung cấp, không kể nước ngoài đã nhận được tài liệu chưa hoặc đã sử dụng tài liệu đó gây thiệt hại cho Việt Nam hay chưa. Đối với hành vi thu thập nhằm cung cấp bí mật của nhà nước cho nước ngoài; tội phạm hoàn thành ngay từ khi người phạm tội có hành vi thu thập bí mật của nhà nước.
Mặt chủ quan của tội gián điệp
Tội gián điệp là tội phạm có cấu thành hình thức; tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm.
Chủ thể của tội gián điệp
Chủ thể của tội gián điệp có thể là người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch từ đủ 16 tuổi trở lên; có năng lực TNHS; nếu họ thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 110 BLHS năm 2015. Chủ thể của tội gián điệp có thể là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi trở lên; có năng lực TNHS; nếu họ thực hiện hành vi được quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 110 BLHS năm 2015.
Chú ý: tội gián điệp và tội phản bội Tổ quốc đều có dấu hiệu quan hệ với nước ngoài; nhưng giữa hai tội này khác nhau ở chỗ:
Ở tội phản bội Tổ quốc, mối quan hệ với nước ngoài rất chặt chẽ, mang tính câu kết; còn ở tội gián điếp, mối quan hệ đó ít chặt chẽ hơn.
Khung hình phạt của tội gián điệp
Điều 110 BLHS năm 2015 quy định 4 khung hình phạt chính:
– Khung 1. Quy định hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
– Khung 2. Quy định hình phạt tù từ 05 năm đến 15 năm áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng (như bị ép buộc, bị lừa dối mà chưa gây thiệt hại lớn hoặc có những hành động làm giảm bớt tác hại của tội phạm)
– Khung 3. Quy định hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm áp dụng đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội.
– Khung 4. Người đã nhận làm gián điệp, nhưng lại không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được miễn TNHS. Quy định này xuất phát từ đặc thù của cuộc đấu tranh phòng, chống tội gián điệp và nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này. Đây hoàn toàn không phải là trường hợp tứ ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, vì tội gián điệp hoàn thành từ thời điểm người phạm tội nhận làm gián điệp cho cơ quan tình báo nước ngoài. Điều này thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với người mắc sai lầm nhưng đã ăn năn, hối cải, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hình phạt bổ sung: Ngoài hình phạt chính; người phạm tội còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung quy định tại Điều 122 BLHS năm 2015; đó là tước một số quyền công dân từ 01 năm đến 05 năm; phạt quản chế; cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Câu hỏi thường gặp
Khách thể của tội gián điệp là an ninh đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. An ninh đối ngoại được hiểu là độc lập của quốc gia; sự bất khả xâm phạm lãnh thổ; và sức mạnh về quốc phòng, an ninh.
Tội gián điệp là tội phạm có cấu thành hình thức; tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm.
Ngoài hình phạt chính; người phạm tội còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung quy định tại Điều 122 BLHS năm 2015; đó là tước một số quyền công dân từ 01 năm đến 05 năm; phạt quản chế; cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Thông tin liên hệ Luật Sư
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư về vấn đề:
Cấu thành và mức hình phạt của tội gián điệp
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.
Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X; để được hỗ trợ; giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua:
Hotline: 0833 102 102
Xem thêm: Mức hình phạt đối với tội phá rối an ninh theo quy định của BLHS