Chào Luật sư, cạnh nhà tôi có một người nuôi chó làm thú cưng. Tuy nhiên, chị ta không cột dây hay cho ở trong chuồng mà thả rông vật nuôi. Đến lúc nó đi lung tung thì chị ta lại đi kiếm, đi từ nhà này sang nhà kia rất phiền. Có lần, chị ta còn xông vào nhà tôi rồi đi tìm khắp nơi. Như vậy có được xem là xâm phạm chỗ ở người khác trái phép hay không? Cấu thành tội xâm phạm chỗ ở người khác được quy định ra sao? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Pháp luật nước ta quy định công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Cấu thành tội xâm phạm chỗ ở người khác được quy định ra sao? Để giải đáp thắc mắc của bạn, Luật sư X xin được tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Tội xâm phạm chỗ ở của người khác
Hiện nay, tội xâm phạm chỗ ở của người khác được quy định tại điều 158 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể:
Tội xâm phạm chỗ ở của người khác là hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.
Tội xâm phạm chỗ ở của công dân là hành vi khám trái pháp luật chỗ ở, đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Mặt dù điều văn của điều luật nêu ba loại hành vi ( khám, đuổi hoặc hành vi khác), nhưng các hành vi này đều được gọi chung là hành vi xâm phạm, nên dù người phạm tội thực hiện một hoặc cả ba hành vi trên thì cũng chỉ định tội là “xâm phạm chỗ ở của công dân”.
Cấu thành tội xâm phạm chỗ ở người khác được quy định ra sao?
Khách thể của tội phạm:
Chỗ ở của công dân là nơi đang có người ở hợp pháp. Có thể đó là nơi ở thường xuyên lâu dài hay tạm trú; có thể là nơi ở cố định hoặc di động; là một tòa nhà gồm cả sân và vườn phụ hay chỉ là một căn phòng hoặc một phần của một phòng; không kể là nhà thuộc sở hữu của họ hay thuê; mượn hoặc ở nhờ. Chỗ ở hợp pháp được cơ quan hoặc chính quyền địa phương thừa nhận. Đối với tội này; tội phạm xâm phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân đồng thời xâm phạm những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về khám xét chỗ ở; địa điểm; xâm phạm trật tự; an toàn xã hội.
Mặt khách quan của tội phạm:
Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện ở hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác là hành vi của người không có thẩm quyền; nhiệm vụ nhưng vì động cơ riêng tư đã tự ý vào lục soát; khám xét chỗ ở của người khác; hoặc hành vi của người có thẩm quyền; nhiệm vụ khám chỗ ở nhưng không chấp hành đúng những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về căn cứ; thẩm quyền ra lệnh; tiến hành khám xét,…
Ví dụ: Anh H nợ tiền của bà B và bỏ trốn khỏi địa phương. Ngày 20/08 bà B nhận được tin anh H đang trốn ở nhà chị N (chị gái của H) ở cùng địa phương. Bà B đã cùng với hai con trai của mình là T và C đến nhà chị N để tìm anh H. Tuy nhiên khi đến nơi; chị N khóa cửa ngoài; không cho mẹ con bà B vào nhà đồng thời khẳng định H không có ở nhà chị. Mẹ con bà B không tin nên đã lấy xà ben phá cửa nhà chị N; xông vào trong nhà lục lọi khắp nhà chị N để tìm H nhưng không thấy.
Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Một số trường hợp chủ thể là người có chức vụ; quyền hạn đã lợi dụng chức vụ; quyền hạn của mình để phạm tội; đây là tình tiết tăng nặng; định khung.
Mặt chủ quan của tội phạm:
Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý. Động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc.
Dấu hiệu của tội xâm phạm chỗ ở là những dấu hiệu nào?
+ Dấu hiệu đối tượng tác động của tội phạm:
Đối tượng tác động của tội phạm này là chỗ ở của người khác. Chỗ ở của người khác được hiểu là nơi ở hợp pháp thường xuyên hoặc tạm trú; cố định hoặc di động. Nếu nơi ở hợp pháp đó là nhà thì có thể là toà nhà nhiều tầng; nhưng cũng có thể chỉ là căn hộ; thậm chí chỉ là một phần của căn hộ hoặc cản trở trái phép; không cho người đang ở hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ: Đây là dạng hành vi khác ngoài hai dạng hành vi đã phân tích ở trên, nhưng có tính chất tương tự như hai dạng hành vi này.
Xâm nhập chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lí hợp pháp. Ví dụ: Xâm nhập chỗ ở của người khác bằng cách lợi dụng người chủ của căn nhà đi công tác, người phạm tội đã tự ý phá khoá vào ở…
Khi xem xét hành vi khách quan của tội này cần chú ý phân biệt với những hành vi khách quan sau để giúp cho việc định tội được chính xác:
+ Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm:
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Chủ thể nhận thức hành vi xâm phạm chỗ ờ của người khác là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện.
Hình phạt tội xâm phạm chỗ ở của người khác
Theo quy định về tội xâm phạm chỗ ở người khác như sau:
– Khung một (khoản 1):
Có mức hình phạt là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm. Hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. Được áp dụng trong trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
– Khung hai (khoản 2):
Có mức phạt tù từ một năm đến ba năm. Được áp dụng đối với một trong các hành vi phạm tội sau đây:
+ Phạm tội có tổ chức. Được hiểu là trường hợp phạm tội có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
+ Gây hậu quả nghiêm trọng (xem giải thích tương tự ở tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật).
– Hình phạt bổ sung (khoản 3):
Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính như nêu trên. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu đơn tố cáo xâm phạm chỗ ở được quy định ra sao?
- Xử phạt hành chính hành vi xâm phạm chỗ ở hiện nay ra sao?
- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác nghị định 167
- Tội quấy rối hạnh phúc gia đình người khác theo quy định 2022
- Hành vi quấy rối bằng lời nói có vi phạm pháp luật không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Cấu thành tội xâm phạm chỗ ở người khác được quy định ra sao?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty tnhh 1 thành viên tạm dừng công ty; thủ tục xin giải thể công ty cổ phần, giấy phép bay flycam; mã số thuế cá nhân tra cứu, công ty tạm ngừng kinh doanh, đăng ký nhãn hiệu, trích lục hồ sơ địa chính,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hành vi khám trái pháp luật chỗ ở, đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Chủ thể của tội xâm phạm chỗ ở của công dân cũng phải đảm bảo các yếu tố (điều kiện) cần và đủ như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự
Khám xét trái phép là khám xét mà không được pháp luật cho phép như: không có lệnh khám xét chỗ ở, tuy có lệnh nhưng lệnh đó không hợp pháp hoặc khi thực hiện việc khám không đúng thủ tục… Muốn biết trường hợp nào là khám xét chỗ ở trái phép thì phải căn cứ vào các quy định của pháp luật về trường hợp được khám chỗ ở. Việc khám xét chỗ ở có liên quan đến hành vi phạm tội được tiến hành theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự