Chiều 29-9, một nguồn tin cho hay Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên vừa lập biên bản tạm giữ 155 khúc gỗ có tổng khối lượng 5,45 m3 tại nhà riêng ông N.C.T, nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ Sơn Hòa. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện nhiều đống gỗ xẻ cất giấu trong nhà và trong các bụi cây ở vườn nhà ông T. Vậy, Cất giấu gỗ khai thác trái phép có bị phạt tù theo quy định pháp luật? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Gỗ khai thác trái phép là gỗ như thế nào?
Gỗ khai thác trái phép là một trong các hành vi như khai thác cây rừng ở rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép trong trường hợp pháp luật quy định việc khai thác đó chỉ được thực hiện khi đã được cấp giấy phép và giấy phép còn trong thời hạn; Khai thác cây rừng ngoài khu vực cho phép; Khai thác cây rừng không có dấu búa bài cây ( bài chặt) trong các trường hợp theo quy định của pháp luật phải có dấu búa bài cây ( bài chặt);…
Căn cứ Tiểu mục 1.1, 1.2 và 1.3 Mục 1 Phần IV Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT-BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC quy định như sau về Khai thác trái phép cây rừng. Theo đó, khai thác trái phép cây rừng được liệt kê khi khái thác các loại cây rừng; cụ thể như: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng,…
Xử phạt hành chính hành vi cất giấu gỗ khai thác trái phép
Khi hành vi cất giấu gỗ khai thác trái phép chưa đáp ứng đủ các yếu tố cấu thành tội phạm; thì sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 13 Nghị định 33/2019/NĐ-CP. Theo đó, đối với việc gỗ được khai thác là gỗ thông thường thì có thể bị xử phạt lên tới 100 triệu đồng; khi khai thác trái pháp luật từ 10 m3 đến dưới 15 m3 gỗ rừng trồng; hoặc từ 05 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng tự nhiên.
Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính lên tới 200 triệu đồng khi khai thác trái pháp luật từ 07 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 04 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng tự nhiên.
Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA; mức xử phạt cao nhất lên tới 120 triệu đồng; đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3.
Ngoài ra còn có thể bị áp dụng Hình thức xử phạt bổ sung:
- Tịch thu tang vật ;
- Tịch thu công cụ, phương tiện thô sơ và các loại cưa xăng;
- Tịch thu phương tiện cơ giới
- Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng do không thực hiện đúng phương án khai thác.
Cất giấu gỗ khai thác trái phép có bị phạt tù theo quy định pháp luật?
Hành vi cất giấu gỗ khai thác trái phép khi đáp ứng đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm: mặt chủ quan, mặt khách quan, chủ thể, khách thể; thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh; Tội hủy hoại rừng. Theo quy định Điều 243 Bộ Luật Hình sự; mức hình phạt là phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng; cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Được áp dụng đốì với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tù lên tới 15 năm nếu phạm tội có tổ chức; hủy hoại diện tích rừng rộng lớn;…
Bên cạnh đó, tùy từng trường hợp người phạm tội còn có thể bị:
- Phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
- Cấm đảm nhiệm chức vụ từ một năm đến năm năm.
- Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Khi đó, người phạm tội cần luật sư để có cách bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho mình.
Nhà nhân viên bảo vệ rừng ở Phú Yên cất giấu nhiều gỗ trái phép bị xử lý như thế nào?
Chiều 29-9, một nguồn tin cho hay Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên vừa lập biên bản tạm giữ 155 khúc gỗ có tổng khối lượng 5,45 m3 tại nhà riêng ông N.C.T, nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ Sơn Hòa. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện nhiều đống gỗ xẻ cất giấu trong nhà và trong các bụi cây ở vườn nhà ông T.
Qua kiểm tra, cơ quan chức năng xác định có trong nhà ông T. có 65 khúc gỗ, trong các bụi cây vườn nhà có 90 khúc gỗ các loại hương, bằng lăng, bìn lin, mít nài… Ông T. không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp toàn bộ số gỗ trên.
Theo Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên, ông T. có liên quan trách nhiệm trong vụ phá trắng hơn 3 ha rừng phòng hộ tại tiểu khu 162 ở xã Sơn Hội do Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Sơn Hòa quản lý. Hiện ông T. là nhân viên Trạm quản lý bảo vệ rừng Sơn Hội thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Sơn Hòa.
Như vậy, cần có thời gian để cơ quan điều tra xác minh nguồn gốc số gỗ này; có liên quan đến vụ việc phá hoại rừng tại tiểu khu 162 ở xã Sơn Hội hay không. Nếu đáp ứng đầy đủ, ông T. sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự; với tội danh Tội hủy hoại rừng.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Cất giấu gỗ khai thác trái phép có bị phạt tù theo quy định pháp luật?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
- Hủy hoại rừng bị xử phạt như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Hủy hoại rừng là hành vi đốt, phá rừng trái phép rừng hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng làm cho rừng mất hoàn toàn giá trị hoặc giảm giá trị đáng kể.
Có hành vi đốt rừng, phá rừng, hay có các hành vi như: đào bới; nổ mìn,… làm cho cây rừng bị chết hàng loạt, đất rừng bị ô nhiễm.
Ngoài việc bị xử phạt một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp người phạm tội còn có thể bị:
Phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
Cấm đảm nhiệm chức vụ từ một năm đến năm năm.
Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.