Theo quy định của pháp luật thì những người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội sẽ đều đc cấp cho sổ bảo hiểm, những sổ bảo hiểm này ghi lại đầy đủ thông tin cá nhân và quá trình tham gia bảo hiểm của một cá nhân. Từ đó, đảm bảo cho quyền lợi của người lao động khi gặp các sự cố trong cuộc sống của mình. Thế nhưng, một số người thắc mắc liệu đã rút tiền BHXH 1 lần thì còn được cấp sổ nữa hay không? Muốn được cấp lại sổ BHXH đã hưởng trợ cấp 1 lần thì phải làm sao? Bài viết dưới đây của luật sư X sẽ giải đáp những thắc mắc đó.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Cấp lại sổ BHXH đã hưởng trợ cấp 1 lần
Người lao động sẽ được rút bảo hiểm xã hội 01 lần khi thuộc vào những trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 sửa đổi bởi khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 và khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 có quy định là người lao động sẽ được rút bảo hiểm xã hội 01 lần khi thuộc vào một trong số các trường hợp sau đây:
– Người lao động đã đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định của Bộ luật Lao động nhưng chưa tham gia đủ 20 năm BHXH;
– Người lao động nữ là cán bộ, công chức xã hoặc hoạt động không chuyên trách ở cấp xã từ đủ 55 tuổi 04 tháng (năm 2021) mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;
– Người lao động có ý định ra nước ngoài để định cư;
– Người lao động đang mắc phải một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và một số bệnh lý khác theo quy định của Bộ Y tế;
– Đối tượng là Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, học viên quân đội, công an,… khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu;
– Người lao động đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng sau 01 năm nghỉ việc hoặc tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không muốn tiếp tục tham gia đóng mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
Thủ tục cấp lại sổ BHXH đã hưởng 1 lần
Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà hồ sơ đề nghị cấp lại sổ cũng sẽ khác nhau
– Đối với trường hợp cấp lại sổ do bị mất, hỏng thì người lao động chỉ cần chuẩn bị tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mẫu số TK1-TS;
– Đối với trường hợp cấp lại sổ do có sự thay đổi về thông tin cá nhân như: Họ tê, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc…thì người tham gia chuẩn bị tờ khai theo mẫu số TK1-TS và người sử dụng lao động thì chuẩn bị bảng kê thông tin theo mẫu số D01-TS.
Về thời hạn giải quyết, người lao đọng nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH có thẩm quyền hoặc nộp thông qua doanh nghiệp đang công tác thì thời gian gải quyết sẽ được xác định:
– Trong vòng 5 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ đối với trường hợp điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ;
– Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với trường hợp cấp lại sổ do thay đổi họ, tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch hoặc trường hợp mất, hỏng sổ; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ.
– Trong thời gian 45 ngày đối với trường hợp cần phải xác minh quá trình tham gia BHXH ở tỉnh khác hoặc ở nhiều đơn vị khác nhau mà người lao động đã công tác.
Hồ sơ cấp lại sổ BHXH đã hưởng trợ cấp 1 lần
Căn cứ Khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
“Điều 46. Cấp và quản lý sổ BHXH
2. Cấp lại sổ BHXH
2.1. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.”
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 và Khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
1.Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng
1.1. Thành phần hồ sơ: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”.
“Điều 29. Cấp sổ BHXH
2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
Như vậy:
– Hồ sơ bao gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS). Ngoài ra, bạn cần xuất trình thêm sổ hộ khẩu/sổ tạm trú và chứng minh nhân dân.
– Nơi nộp: Cơ quan BHXH cấp huyện nơi cấp sổ hoặc chốt sổ cuối cùng hoặc đang tham gia đóng.
– Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Tại Quyết định số 1035/QĐ-BHXH thì sổ bảo hiểm khi được cấp lại sẽ có một vài điểm khác so với sổ gốc ban đầu, đó là:
– Nội dung ở bìa sổ
Bìa sổ sẽ được ghi thêm thông tin về “Cấp lần…” bằng chữ in thường, nếu cấp lại lần đầu thì sẽ được ghi “Cấp lần 2”, cấp lại lần hai thì sẽ được ghi “Cấp lần 3”.
– Nội dung trong tờ rời
+ Nếu đang trong quá trình tham gia mà người lao động yêu cầu cấp lại sổ BHXH thì dưới phần ghi quá trình đóng BHXH, BHTN thì sẽ in dòng lũy kế thời gian đóng quỹ hưu trí, tử tuất, bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trên trang tờ rời cuối cùng.
+ Nếu người lao động đã hưởng BHXH 1 lần và có yêu cầu cấp lại sổ để bảo lưu quá trình đóng BHTN thì dưới phần ghi quá trình đóng BHTN sẽ in dòng tổng thời gian đóng BHTN chưa hưởng trên trang tờ rời cuối cùng.
Như vậy có thể nói, việc cấp lại sổ BHXH mới cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến bất kì quyền lợi nào của người tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động hoàn toàn có thể theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm của mình trên thệ thống của cơ quan BHXH.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Muốn được cấp lại sổ BHXH đã hưởng trợ cấp 1 lần thì phải làm sao? Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến ngừng kinh doanh, giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp người lao động đã hưởng hết các quyền lợi từ BHTN, BHXH 1 lần ở nơi làm việc cũ thì cơ quan BHXH sẽ không thực hiện thủ tục cấp lại sổ BHXH cho người lao động. Cho đến khi người lao động đến làm việc tại cơ quan mới, có ký kết hợp đồng lao động có xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn thì người lao động sẽ tiếp tục được tham gia đóng BHXH và sẽ được cơ quan BHXH cấp sổ mới theo số sổ bảo hiểm đã có trước đó.
Ngược lại, trường hợp người lao động mới chỉ hưởng BHXH 1 lần nhưng chưa hưởng quyền lợi từ BHTN thì có thể yêu cầu cơ quan BHXH có thẩm quyền cấp lại sổ BHXH.
Bản chất và mục đích của việc xin cấp lại sổ bảo hiểm trong trường hợp này là cơ sở để xác minh rằng người tham gia bảo hiểm xã hội đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần nhưng chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Do đó, người lao động cần trực tiếp liên hệ tới cơ quan bảo hiểm xã hội nơi mà người lao động đã nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần để làm thủ tục cấp lại sổ bhxh.